Nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011 với sự xuất hiện của hàng chục phe phái đối lập, khiến chế độ của Tổng thống Bashar al- Assad nhiều phen chao đảo. Mặc dù vậy, chính quyền ở Syria vẫn trụ vững trong 3 năm liên tục sau đó.

Đến tháng 6/2014, "khối u" Hồi giáo cực đoan âm ỉ ở Trung Đông bắt đầu bùng phát dữ dội và lan nhanh ở cả Iraq và Syria, với sự xuất hiện bất ngờ và đẫm máu của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cùng các nhóm khủng bố cực đoan khác.

leftcenterrightdel
 Nga dường như đã giành thắng lợi trước Mỹ ở Syria.

Tháng 9/2014, nhân danh liên minh quốc tế chống IS, Mỹ khởi động đợt không kích có hệ thống nhằm vào các mục tiêu ở Syria. Các chuyên gia cho rằng, Mỹ đã đặt ra mục tiêu cho hoạt động này là để một mặt tiêu diệt IS, mặt khác vừa trợ giúp phe phiến quân chống chính phủ ở Syria gián tiếp đánh vào lực lượng của Tổng thống Assad.

Bốn năm can thiệp ở Syria

Cuộc không kích đầu tiên của Mỹ diễn ra tối 23/9/2014, khi những tiêm kích F-18 mang đầy tên lửa xuất kích từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tại Vịnh Ba Tư đã cùng với lực lượng của các nước Arab Trung Đông áp sát biên giới rồi nã tên lửa vào các mục tiêu IS ở Syria.

Thời điểm đó, IS đã xây dựng được cơ sở quân sự lớn mạnh ở Syria, nơi được chúng sử dụng để làm bàn đạp càn quét khắp miền Tây và Bắc Iraq vào đầu năm 2014. Tuy Chính phủ Syria cũng chống lại IS, song quá trình can thiệp của Mỹ lại không được Damascus chấp nhận.

Trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Mỹ chủ yếu tiến hành các nhiệm vụ phóng tên lửa, ném bom ở những

leftcenterrightdel
 B8n

khu vực giáp biên giới với Iraq. Các đòn không kích của Mỹ được tiến hành từ tàu sân bay ngoài Vịnh Ba Tư hoặc tàu chiến mang tên lửa hoạt động trên Biển Đỏ.

 

Tới năm 2015, đúng lúc tình hình Syria có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi hơn cho chính quyền ông Assad, Mỹ quyết định điều động binh sĩ tới lãnh thổ Syria. Ban đầu là 50 thủy quân lục chiến, làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các nhóm phiến quân thân cận ở miền Đông Syria. Tới nay, số binh sĩ Mỹ ở Syria đã cán mốc 2.000.

Từ khoảng thời gian trên, để tập hợp các nhóm phiến quân chống Chính phủ Syria, Mỹ cũng tiến hành một loạt động thái chiêu mộ, cố vấn cho hàng ngàn chiến binh Arab và người Kurd Syria, tập hợp trong hàng ngũ của Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nhóm phiến quân lớn nhất Syria để một mặt chống IS, mặt khác giành quyền kiểm soát các khu vực rộng lớn của Syria từ tay lực lượng chính phủ.

Tính đến nay, với sự trợ giúp của Mỹ, SDF giành quyền kiểm soát một khu vực gần 30.000 km2 ở Đông Bắc Syria. Nhóm vũ trang này cũng đẩy lùi gần như toàn bộ IS khỏi khu vực giáp biên giới Iraq này. Số các tay súng IS đang cố thủ ở khu vực chỉ còn khoảng 2.000 tên.

Gần bốn năm tham chiến ở Syria, bên cạnh việc hỗ trợ vũ khí, huấn luyện cho lực lượng nổi dậy và trực tiếp đưa không quân, bộ binh tham chiến, quân đội Mỹ cũng từng vài lần tiến hành không kích thẳng vào các mục tiêu của chính quyền Tổng thống Assad, đáng chú ý nhất là các đợt tấn công tên lửa tháng 4/2017 và tháng 4/2018.

Bị "thế chân" bởi người Nga

Trở lại thời điểm năm 2015, với năng lực quân sự vượt trội, Mỹ trong vòng vài tháng đã giúp các tay súng phiến quân chống chính phủ giành nhiều thắng lợi. Quân đội Syria theo đó ngày càng suy yếu và mất dần lãnh thổ vào tay phe đối lập và các nhóm phiến quân Hồi giáo.

leftcenterrightdel
 Tổng thống Syria

Dưới áp lực khổng lồ từ Mỹ, phiến quân và khủng bố, nhiều người nhận định Tổng thống Syria Assad có lẽ sẽ sớm phải ra đi, hoặc chịu kết cục như nhà lãnh đạo Libya Gaddaffi. Tuy nhiên, điều này không xảy ra: Tháng 9/2015, ông Assad đã cầu cứu đồng minh Nga và nhận được cái gật đầu của Tổng thống Nga Putin.

Chỉ sau vài tuần, Nga lập tức tiến hành chiến dịch can thiệp quy mô lớn, hiệu quả và ồ ạt nhằm vào khủng bố ở Syria rồi lật ngược thế trận theo hướng có lợi hơn cho Tổng thống Assad. Các hoạt động này theo đó cũng lập tức làm làm lu mờ mọi nỗ lực quân sự của Mỹ tại Trung Đông.

Để minh chứng cho các thành công về quân sự, Nga cho biết, trong vòng 3 năm tham chiến, nước này đã giúp Syria giải phóng 98% lãnh thổ thông qua việc tấn công tới 10.000 mục tiêu, tiêu diệt khoảng 85.000 phần tử khủng bố.

Song song với các hoạt động trên, Nga đã đẩy mạnh các tiến trình ngoại giao nhằm thúc đẩy việc kết thúc cuộc xung đột ở Syria. Đến nay, Nga gặt hái nhiều thành công trong các nỗ lực hoà giải các phe phái, với việc một Uỷ ban hiến pháp Syria sắp được thành lập và nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan, cũng như châu Âu.

Trên bàn đàm phán chính trị, Nga gần như không để Mỹ có vai trò cụ thể nào. Các cơ chế đàm phán về vấn đề Syria thường không có mặt quan chức của Washington, thay vào đó là Pháp và Đức - đại diện cho khối Phương Tây.

leftcenterrightdel
 

Mỹ ở thế buộc phải rời đi

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/12 thông báo sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Syria, bởi mục tiêu duy nhất cho sự hiện diện ở Syria là đánh bại IS, đã hoàn thành. Nhà Trắng cùng ngày xác nhận toàn bộ giới chức ngoại giao Mỹ lập tức rời Syria và quân đội Mỹ bắt đầu rút về nước sau khi thực hiện sứ mệnh chống IS.

Động thái này đã khiến giới nghị sĩ Mỹ và đồng minh ngỡ ngàng cũng như gây quan ngại về chính sách Mỹ tại Trung Đông. Trong vòng vài giờ, các quan chức Mỹ đã lên tiếng cho rằng động thái của Tổng thống Trump sẽ gây hại cho lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Còn các đồng minh lo ngại cán cân quyền lực ở khu vực có thể bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của National Interest, rõ ràng ông Trump không hề đưa ra quyết định rút quân khỏi Syria một cách vội vàng. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ dường như không thể làm gì hơn ở Syria, càng không đảo ngược được thế cờ mà Nga gây dựng. Minh chứng là trước khi công bố quyết định rút quân khỏi Syria, chính quyền Tổng thống Trump thông báo họ đã không còn tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Assad nữa.

Với quan điểm cứng rắn hơn, Đại diện Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Nga, ông Frantz Klintsevich ngày 19/12 thậm chí nói rằng: "Trong trường hợp Mỹ rút toàn bộ binh lính khỏi lãnh thổ Syria, điều này không có nghĩa họ đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Họ đã thất bại trong việc thay đổi chế độ ở Syria thông qua việc lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad”.

Theo tờ Guardian, nếu Mỹ rút binh sĩ khỏi Syria ở thời điển hiện tại, ít nhất cũng sẽ giúp Mỹ tránh được các cuộc đụng độ không đáng có giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang chuẩn bị tiến hành chiến dịch quân sự mới nhằm vào lực lượng dân quân người Kurd do Washington hậu thuẫn ở Syria.

Rõ ràng, để lựa chọn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, Mỹ sẽ chọn Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm vào đó, điều này cũng phù hợp với những tuyên bố trước đó của ông Trump, khi nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ rút quân về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Mặc dù vậy, vẫn có những ý kiến cho rằng tuyên bố rút quân của Mỹ không thực sự đáng tin. Phát biểu trước báo giới quốc tế trong cuộc họp báo thường kì chiều 20/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng chưa có bất cứ dấu hiệu nào tuyên bố rút quân của ông Trump sẽ trở thành hiện thực. "Họ đã hứa làm điều đó mỗi năm ở Afghanistan nhưng vẫn chưa làm được", ông Putin nói.

                                                                         Thái An