Tổng thống Putin phê chuẩn Dự thảo Học thuyết Quân sự Nhà nước Liên minh Nga-Belarus
Cập nhật lúc 21:32, Thứ tư, 19/12/2018 (GMT+7)
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/12 đã phê chuẩn Học thuyết Quân sự của Nhà nước Liên minh Nga và Belarus, theo sắc lệnh được công bố trên cổng thông tin điện tử Điện Kremlin.
“Chính phủ Liên bang Nga đã đệ trình Dự thảo Học thuyết Quân sự của Nhà nước Liên minh để phê duyệt,” sắc lệnh nêu rõ. Tổng thống Putin cũng ra lệnh xem xét Dự thảo liệu có phù hợp để phê chuẩn học thuyết quân sự Nhà nước Liên minh theo Nghị định của Hội đồng Tối cao Nhà nước Liên minh.
Năm 2009, Moscow và Minsk đã ký một hiệp định về bảo vệ chung không phận Nga-Belerus và tạo ra mạng lưới phòng không thống nhất trong khu vực. Động thái này xuất hiện sau khi Tổng thống Putin tuyên bố "Nga đã làm mọi việc" để cứu vãn Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) ký với Mỹ.
|
|
Tổng thống Nga và Tổng thống Belarus thị sát 1 buổi tập trận chung. |
“Trong trường hợp Mỹ phá bỏ Hiệp định này, chúng ta sẽ buộc lòng phải có biện pháp bổ sung để tăng cường an ninh,” ông Putin cho biết. Tổng thống Putin cũng cho biết Nga sẽ không mất quá nhiều sức lực để thực hiện công tác nghiên cứu-phát triển các hệ thống vũ khí mới, đặc biệt loại tích hợp và phóng từ mặt đất.
Không có gì cản trở việc thảo luận hiện đại hóa INF với các quốc gia khác hoặc thực hiện thỏa thuận vũ trang mới trong lĩnh vực này, ông Putin tiếp tục cho biết. Lãnh đạo Nga nhấn mạnh “bất kỳ yêu sách đối với hiệp định có thể là gì, nó vẫn đóng vai trò là yếu tố ổn định trong điều kiện ngày nay và hoạt động để duy trì mức độ dự đoán cũng như ngăn chặn nhất định trong lĩnh vực quân sự".
|
|
Lính Nga diễu binh trên Quảng trường Đỏ |
"Từ trước đến nay, Nga luôn mở lòng cho mọi đề xuất và sáng kiến để giúp tăng cường an ninh quốc tế, bao gồm ngăn chặn chạy đua vũ trang mới," theo ông Putin. “Tôi tin chắc rằng điều này là lợi ích của Nga, Mỹ và toàn thế giới,” ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào ngày 20/10 rằng đất nước của ông sẽ rút khỏi INF bởi vì Nga “vi phạm” thỏa thuận đó. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov miêu tả đây là một động thái nguy hiểm.
Berlin và Bắc Kinh đã chỉ trích Washington. Trong khi đó, London ra mặt ủng hộ Mỹ và NATO tin rằng ông Trump có trách nhiệm cho quyết định đối với nước Nga, bởi vì theo quan điểm của họ thì rõ ràng Moscow vi phạm hiệp định.
Hiệp định INF được ký vào ngày 8-12-1987 và có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Nó cấm triển khai các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm hỏa lực từ 500 đến 1.000 km.
Phạm Trúc