Nguồn tin đã sử dụng cụm từ “sai lầm ngớ ngẩn” để mô tả sự thất bại của vụ thử nghiệm, đồng thời mở ngoặc, đây không phải là vấn đề về thiết kế.

Cả hai hãng công nghệ quốc phòng Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon Technologies đều song song phát triển HAWC. Vào tháng 9, DARPA thông báo, đã thử nghiệm thành công 2 biến thể của vũ khí phản lực siêu thanh HAWC và sẽ bay thử ít nhất phương tiện HAWC của Lockheed. DARPA cho biết nỗ lực thử nghiệm không thể được tổ chức lại vào cuối tháng 12, do cần phải cân chỉnh kỹ thuật.

Quá trình thử nghiệm, tên lửa dường như không được phóng ra khỏi chiếc B-52. Bản chất chính xác của vấn đề không được tiết lộ, nhưng các nguồn ngụ ý rằng có "lỗi cơ bản" liên quan đến cơ chế của bài kiểm tra.  

leftcenterrightdel
Mô phỏng vũ khí phòng không siêu âm (HAWC). Ảnh: Airforcemag.. 

DARPA dự kiến cũng sẽ thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) AGM-183 vào cuối tháng, một chương trình tên lửa siêu vượt âm của Không quân tách biệt với HAWC, Giám đốc mua sắm không quân  Mỹ Will Roper tiết lộ.

Một quan chức của Raytheon nói, hãng này có kế hoạch thử nghiệm HAWC vào cuối năm ngoái, tuy nhiên, mốc này dường như là quá lạc quan.

Các nguồn tin được báo chí trích dẫn nói, một HAWC đã vô tình được thả và bị mất trong một chuyến bay hồi tháng 5 do nhầm lẫn. Các trục trặc khiến các cuộc thử nghiệm bị đình trệ trong vài tháng.

leftcenterrightdel
Mỹ cũng có kế hoạch thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) AGM-183A vào cuối năm nay. Ảnh: Nationalinterest.

Ngày 15/10 Mỹ công bố các tính năng tính kỹ thuật của loại tên lửa siêu thanh tương lai AGM-183A, trong đó quả đạn được nói có thể đạt tốc độ 6,5-8 Mach và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.600km chỉ trong 10-12 phút, thách thức các hệ thống phòng không bởi tốc độ và khả năng cơ động khó lường.

Trong một thông cáo báo chí vào tháng 9, DARPA cho biết các chuyến bay thử nghiệm của HAWC sẽ tập trung vào hiệu suất động cơ và “kỹ thuật quản lý nhiệt để cho phép hành trình siêu âm kéo dài”.

Trong khi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL) gần đây thông báo đã thử nghiệm trên mặt đất một động cơ phản lực dài 5,5m vào tháng 11. Động cơ tạo ra lực đẩy 13.000 pound (khoảng 59 tấn), được chế tạo bởi Aerojet Rocketdyne, có khả năng sử dụng cho một phương tiện siêu thanh lớn trong tương lai. 

Huy Anh