Theo Militarywatch, với tầm bắn hơn 190km, tên lửa K-77 đảm bảo lợi thế cho các máy bay chiến đấu của Nga so với các máy bay của phương Tây.

Militarywatch đặc biệt chú ý đến ăng ten mảng pha quét chủ động được bối trí tại phần mũi tên lửa, giúp mang lại độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu và khiến máy bay đối phương không thể trốn thoát.

leftcenterrightdel
Tên lửa đối không R-77 của Nga. Ảnh: Allocer. 

Bài báo lưu ý, tên lửa K-77M sẽ là chìa khóa để khôi phục lợi thế tên lửa mà Nga có được trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh và chuẩn bị cho Không quân Nga đối phó với các mối đe dọa thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như tên lửa AIM-260 mà Mỹ đang phát triển.

“K-77M giải quyết được vấn đề này: nó có thể trở thành tên lửa không đối không tầm xa hiệu quả nhất trên thế giới.”, Militarywatch nhận định, cho rằng, nếu một tên lửa như vậy xuất hiện gần biên giới các nước thành viên NATO, sẽ là mối lo ngại thực sự đối với các quốc gia này.

leftcenterrightdel
Chiến đấu cơ Su-57 mang tên lửa đối không K-77M. Nguồn: Twitter.

Đáng chú ý, Su-57 có khả năng mang vũ khí trong khoang lớn hơn bất kỳ máy bay thế hệ thứ năm nào khác và có thể chứa tới 8 tên lửa không đối không tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn. 

Các đối thủ của nó là F-22 Raptor của Mỹ và J-20 của Trung Quốc mỗi loại chỉ có thể mang 6 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn.

Ngoài kích thước nhỏ gọn hơn và phạm vi hoạt động xa hơn, công nghệ dẫn đường ăng ten mảng hoạt động theo giai đoạn (APAA) của tên lửa khiến nó cực kỳ chính xác ngay cả khi chống lại các mục tiêu nhỏ, tốc độ cao và bay ở độ cao lớn. 

Huy Anh/Sputnik, Militarywatch