USS John S. McCain không bị "trục xuất" khỏi lãnh thổ quốc gia nào. McCain đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOP) phù hợp với luật pháp quốc tế và tiếp tục tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế, Hạm đội 7- Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo ngày 24/11, giờ địa phương.

Trước đó, truyền thông Nga dẫn báo cáo từ Bộ Quốc phòng nước này, nói, tàu khu trục Mỹ đã xâm phạm lãnh hải của Nga ở Vịnh Piotr Đại đế 2 km. Sau khi nhận được cảnh báo từ tàu chống ngầm Đô đốc Vinogradov thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, tàu Mỹ lập tức đi ra vùng biển trung lập.

leftcenterrightdel
Khu trục hạm John S. McCain. Ảnh: Paul Kelly.

Theo Sputnik, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ giải thích việc điều động khu trục hạm USS John S. McCain là hoạt động “nhằm đảm bảo tự do hàng hải”. Theo quân đội Mỹ, vùng biển mà tàu của họ đi vào "không phải là lãnh hải của Nga, và Hoa Kỳ không đồng ý với tuyên bố Vịnh Piotr Đại đế là một "vùng vịnh lịch sử" theo luật pháp quốc tế".

“Việc thực hiện hoạt động này để đảm bảo tự do hàng hải, Mỹ cho thấy rằng vùng biển này không phải là lãnh hải của Nga, và Mỹ không đồng ý với tuyên bố của Nga rằng Vịnh Piotr Đại đế là "vịnh lịch sử" theo luật pháp quốc tế", Sputnik dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội 7 phụ trách phần Tây Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương.

leftcenterrightdel
Bộ Quốc phòng Nga trình chiếu video sự cố với tàu  USS John S. McCain.

Nga "kế thừa" tuyên bố của Liên Xô năm 1984, về hệ thống đường cơ sở thẳng dọc theo bờ biển của mình, bao gồm cả đường cơ sở thẳng bao quanh Vịnh Piotr Đại đế, là vùng nội thủy được tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, theo Hạm đội 7, tuyên bố này không phù hợp và Hoa Kỳ không thừa nhận.

Huy Anh