Thông tấn RIA Novosti hôm 18/3 dẫn nguồn tin thực thi pháp luật cấp cao Nga cho biết rằng nước này đã quyết định triển khai máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3 đến căn cứ không quân Gvardeyskoye ở Crimea.

“Việc triển khai hệ thống tên lửa của Mỹ ở Romania là một thách thức nghiêm trọng, để đáp lại vấn đề này, Bộ Quốc phòng Nga quyết định triển khai các phi đội máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 đến căn cứ không quân Gvardeyskhoye ở Crimea,” ông Viktor Bondarev, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Nga nói với RIA Novosti.

“Bước đi này sẽ điều chỉnh cán cân quyền lực trong khu vực,” ông Bondarev cho biết thêm.

leftcenterrightdel
Máy bay ném bom Tu-22M3 của Không quân Vũ trụ Nga. Ảnh: RIA 

Thượng nghị sĩ chia sẻ các máy bay ném bom chiến lược đồn trú ở Crimea đã được hiện đại hóa có thể phá hủy hệ thống phòng không/tên lửa ở bất kỳ địa điểm nào thuộc châu Âu.

 Ngoài ra, chiến đấu cơ sẽ sớm được trang bị tên lửa hành trình X-32 thế hệ mới nhất  có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng không và tiêu diệt máy bay chiến đấu của kẻ thù.

Theo trưởng ban biên tập trang thông tin điện tử quốc phòng MilitaryRussia, nhà báo Dmitry Kornev: Tên lửa hành trình mới được thiết kế chủ yếu để phá hủy tàu chiến, radar, cầu, đường, chiến xa,  nhà máy phát điện và căn cứ quân sự của kẻ thù.

Sau khi được nhà sản xuất MKB Raduga nâng cấp, Tu-22M3 có thể nâng tầm cao đến 40 km, ở tầng bình lưu, sau đó bất ngờ bổ nhào ở một góc thẳng đứng để phóng bom tiêu diệt mục tiêu.

“Sau khi Tu-22M3 bay lên tầm cao 40 km, nó sẽ bay ngang, sau đó nó sẽ bất ngờ bổ nhào đến mục tiêu. Kể từ khi X-32 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar, tính chính xác của nó trở nên rất cao, không còn phụ thuộc vào dữ liệu GPS/GLONASS”, mitry Kornev phân tích.

Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 1.000 km, vận tốc vũ khí không dưới 5.000 km/giờ. Kết hợp với tốc độ bay, tính cơ động giúp nó hầu như làm bất lực mọi hệ thống phòng thủ và máy bay địch.

Moscow liên tục “nhắc nhở” NATO về sự hiện diện quân sự có tính chất gây hấn ở khu vực Đông Âu, cho rằng điều đó gây tổn hại đến an ninh khu vực được các bên ký vào năm 1986.

Mỹ đã thực hiện việc triển khai hệ thống phóng tên lửa MK-41 đến Romania sau khi quyết định rời khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung.

Các hệ thống tên lửa hiện đại, bao gồm S-300, S-400, Buk-M2, Pantsir-S1 và hai phiên bản nâng cấp của dòng tên lửa Iskander cũng được triển khai khẩn trương đến bán đảo, theo ông Bondarev.

Trúc Phạm