leftcenterrightdel
 Vàng dự trữ của Nga. Ảnh: RT

Theo đài RT (Nga), chỉ trong vòng 3 tháng qua, các ngân hàng trung ương đã mua về lượng vàng trị giá tới 5,82 tỉ USD, cao hơn tới 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã phá vỡ kỷ lục ở các hạng mục về mua vàng tích trữ.

Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua tới 148 khối vàng, cao hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng trung ương Nga đang dẫn đầu hoạt động mua sắm vàng, với 92 khối. Trước đây Nga chỉ từng mua một lượng tương đương kim loại quý này vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc cải cách kinh tế thị trường năm 1993.

Với 106 tấn vàng mua trong nửa đầu năm nay, dự trữ vàng của Nga hiện đã vượt quá 2.036 tấn, trị giá khoảng 78 tỉ USD. Nhờ đó Nga đã lọt vào Top 5 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới, đứng sau Mỹ, quốc gia có dự trữ vàng 8.133,5 tấn; Đức với 3369,7 tấn, Italy 2.451,8 tấn và Pháp 2.436 tấn.

Nếu Nga tiếp tục mua vàng với tốc độ như hiện nay, họ sẽ vượt qua Pháp vào năm 2020. Ngân hàng Trung ương Nga dường như đã có kế hoạch tăng dự trữ vàng khi Phó thống đốc thứ nhất Ngân hàng Nga Dmitry Tulin gọi tài sản này là "sự bảo đảm 100% trước các rủi ro chính trị và pháp lý".

Trong khi đó, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng trở thành hai trong những số những khách nhập vàng mạnh mẽ nhất. Cả hai quốc gia này đều đang có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ. Họ cũng đã trở thành những người bán hàng chủ chốt của chứng khoán Kho bạc Mỹ trong năm, trong bối cảnh Nga đã cắt giảm 1/8 vốn đầu tư vào các khoản nợ Mỹ so với trước.

Ranh giới an toàn

Thế giới đang tiếp cận một kỷ nguyên mới của sự bất ổn định, trong bối cảnh "bóng ma" một cuộc khủng hoảng toàn cầu dường như ngày càng hiện rõ hơn, và nhiều người tin chắc rắng những biến động chờ đợi phía trước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Mỹ và đồng đôla.

Hồi giữa tháng 10, Ulf Lindahl, giám đốc Công ty Đức, Bisset Associates, một chuyên gia về các thị trường trên thế giới, nhấn mạnh rằng giá trị của đồng dollar Mỹ có thể giảm tới 40% so với đồng euro trong 5 năm tới.

Những dự đoán tiêu cực của giới đầu tư cũng được phản ánh thông qua một cuộc thăm dò gần đây nhằm vào 174 nhà quản lý quỹ đầu tư, hiện đang quản lý tổng tài sản tới 518 tỉ USD. Cuộc thăm dò được Ngân hàng trung ương Mỹ tiến hành. Những người trả lời cho rằng, trong vòng vài tháng qua, họ đã giảm mua chứng khoán Mỹ trung bình 17%, do sự bất ổn ngày càng tăng của các thị trường Mỹ.

leftcenterrightdel
 

Thuế nhập khẩu nhôm và thép tăng, cùng với những hạn chế nhập khẩu nhằm vào sản phẩm từ Trung Quốc được Tổng thống Trump áp dụng đã gây ra hiệu ứng đảo ngược - thể hiện trong các công bố tài chính theo quý của các công ty lớn tại Mỹ. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã dẫn đến tổn hại cho chính nông dân Mỹ sau khi Bắc Kinh hạn chế nhập khẩu nông sản Mỹ để trả đũa. Giá đậu tương vì thế đã giảm 18%, giá ngô giảm 12% và giá thịt lợn thì lao dốc tới 29%.

Rủi ro từ FED?

31% các nhà quản lý quỹ đầu tư coi chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED, tức Ngân hàng Trung ương Mỹ) là nguy cơ rủi ro thứ hai. "Bằng cách tăng lãi suất với các khoản vay bằng đồng USD, FED đồng thời tăng nhịp độ thu hồi 3,5 ngàn tỉ USD rót vào các thị trường quốc tế sau cuộc khủng hoảng năm 2008", nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng ING James Knightley chỉ ra. "Kể từ tháng 10, lượng các giao dịch nhằm giảm cán cân thăng bằng đã tăng lên 50 tỉ USD/tháng: FED sẽ cân bằng các chứng khoán Kho bạc trị giá 30 tỉ USD và các khoản cầm cố trị giá 20 tỉ USD".

Tới cuối tháng 7, Trung Quốc đã sở hữu 1,2 ngàn tỉ USD các chứng khoán nợ quốc gia của Mỹ.  Bằng cách xả chứng khoán Mỹ vào thị trường, Bắc Kinh tin họ sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới, với việc đồng USD dự kiến sẽ giảm giá. Do đó, trước ngưỡng cửa của những biến động kinh tế mới, cả nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương tiếp tục trông cậy vào tài sản truyền thống là vàng.

Thu Hằng/Báo Tin tức