Gần như tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều được cải thiện, ngành sản xuất của CHDCND Triều Tiên tăng 1,6% còn nông nghiệp và ngư nghiệp (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản) tăng 3,9% so với 2011 nhờ vào việc sử dụng phân bón để mở rộng và nâng cao sản lượng đây là một sự chuyển hướng mạnh sau khi sụt giảm tới 3% trong năm 2011.

Sản xuất lương thực của CHDCND Triều Tiên cũng có dấu hiệu khả quan, ước tính sản lượng gạo của CHDCND Triều Tiên đã tăng 11% so với năm 2011, trong khi sản lượng ngô tăng 10%. Dù sản lượng nông nghiệp và ngư nghiệp của Triều Tiên tăng 3,9% trong năm 2012, thực tế là nước này vẫn không sản xuất đủ lương thực nuôi sống 24,4 triệu người và chính Liên Hợp Quốc từng khẳng định Bình Nhưỡng đang đối mặt với nạn thiếu lương thực nghiêm trọng.

leftcenterrightdel
 Nhà ga xe lửa ở CHDCND Triều Tiên.

Từ năm 2013 đến nay, mặc dù bị Mỹ cấm vận, và thực hiện các trừng phạt quốc tế, nhưng không vì thế kinh tế Triều Tiên bị sụt giảm, thu nhập bình quân đầu người/tổng thu nhập quốc nội (GDP) của CHDCND Triều Tiên năm 2013 là 854 USD, chỉ bằng 3,6% so với mức thu nhập 23.838 USD của một người dân Hàn Quốc.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên hàng năm vẫn tăng, và gần đây nhất GDP tăng trưởng là vào năm 2016, với mức 3,9%, mức cao nhất trong vòng 17 năm. Cụ thể, GDP năm 2019 đạt 35.600 tỷ won (29,9 tỷ USD), tương đương 1,8% của Hàn Quốc. GDP tính theo đầu người ở Triều Tiên đạt 1.408 triệu won (1.184 USD) năm 2019, tương đương khoảng 3,8% của Hàn Quốc.

leftcenterrightdel
 Xe hơi Pyeonghwa Pronto GS do Triều Tiên sản xuất.
leftcenterrightdel
Xe tải Pyeonghwa Paso 990 do Triều Tiên sản xuất. 

Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, mức tăng trưởng trên nhờ xuất khẩu tăng bất chấp các trừng phạt đang hạn chế các trao đổi ngoại thương. Xuất khẩu ước đạt 280 triệu USD trong năm 2019 (tăng 14,4%), trong khi nhập khẩu tăng 14,1%, đạt 2,97 tỷ USD. Riêng xuất khẩu các mặt hàng không bị cấm vận, như giày dép, mũ và tóc giả đã tăng 43%. Xuất khẩu đồng hồ và linh kiện trong ngành công nghiệp phụ trợ tăng 57,9%. Nhập khẩu hàng dệt may tăng 23,6%, trong khi các mặt hàng nhựa và da tăng 21,3%. Sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (chiếm 1/5 nền kinh tế) tăng 1,4%.

leftcenterrightdel
 Ruộng lúa ở Wonsan, CHDCND Triều Tiên khi được mùa bội thu.

Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp giảm 0,9%, sau khi đã giảm 12,3% trong năm 2018. Lĩnh vực khai mỏ cũng giảm 0,7%. Vẫn còn quá sớm để nói rằng nền kinh tế Triều Tiên đang phục hồi, vì kim ngạch thương mại trong những năm gần đây chỉ bằng một nửa mức đã đạt được trước khi các trừng phạt quốc tế được thực thi.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từ năm 2018 đã cam kết chuyển trọng tâm từ phát triển kho vũ khí hạt nhân sang phát triển kinh tế, trước khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 3 lần, song vẫn chưa tìm ra một đồng thuận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Theo ông Ri-Ho-Jun, đại biện lâm thời Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên tại Việt Nam cho biết “để quyết tâm đưa nền kinh tế Triều Tiên liên tục phát triển Chủ tịch Kim Jong-un đã chỉ thị tất cả các bộ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hiện nay đều hướng về dân, hướng về cơ sở trên dưới đoàn kết một lòng, quyết tâm đưa đất nước Triều Tiên không ngừng phát triển”.

Một số hình ảnh chụp tại Thủ đô Bình Nhưỡng:

leftcenterrightdel

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN
leftcenterrightdel
 Ảnh: Reuters
leftcenterrightdel
 Ảnh: Reuters
leftcenterrightdel
Ảnh: Kyodo/Reuters 
Minh Tuấn