leftcenterrightdel
 Hình ảnh chụp từ trên cao một vùng rộng lớn tại Palu hóa thành bùn. Ảnh: Antara Foto/Irwansyah Putra
leftcenterrightdel
 

Theo hãng tin Reuters, Sutopo Purwo Nugroho - Người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia cho biết: "Khi động đất xảy ra, các lớp bên dưới bề mặt trái đất trở nên lầy lội và hóa lỏng. Bùn đất với khối lượng lớn kéo theo các công trình nhà ở quận Petobo xuống đất. Chúng tôi ước tính có 744 căn nhà ở đó".

Một quan chức Hội Chữ thập đỏ Indonesia cho biết trong số hơn 1.300 nạn nhân thiệt mạng từ thảm họa kép có đến 34 trẻ em tại một trường nghiên cứu kinh thánh Kitô tử vong do đất hóa lỏng.

Lý giải hiện tượng “đất hóa lỏng”

Theo trang web Khảo sát Địa chất Mỹ, đất hóa lỏng là một hiện tượng cát và bùn bão hòa trong quá trình động đất rung chuyển dữ dội.

leftcenterrightdel
 Đất hóa lỏng là một hiện tượng cát và bùn bão hòa trong quá trình động đất rung chuyển dữ dội. Ảnh: New Sky
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Nó xảy ra khi trận động đất làm tăng áp suất nước trong đất, khiến các thành tố trong đất không có tính liên kết. Hiện tượng này được so sánh khi lớp cát bị ngâm nước biển, cát sũng nước hóa bùn lỏng chảy xuống khi vợt bằng tay.

Video đất hỏa lỏng nuốt chửng nhiều nhà tại Indonesia (nguồn: Guardian):

leftcenterrightdel
 

Hiện tượng đất hóa lỏng có nhiều khả năng xảy ra ở vùng đất khai hoang. Các vùng nước nông hoặc gần biển, sông cũng rất dễ có nguy cơ đất hóa lỏng.

Toshitaka Kamai, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu phòng chống thiên tai của Đại học Kyoto, cho biết các nền đất cải tạo dễ xảy ra hiện tượng này hơn so với các nền đất tự nhiên được hình thành trong một thời gian dài. Điển hình, tại thành phố Urayasu phía đông của Nhật Bản -  nơi chủ yếu hình thành từ nền đất khai hoang, 86% đất bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hóa lỏng sau trận động đất lớn năm 2011. Phải mất tới 6 năm để thành phố sửa chữa tất cả hệ thống thoát nước, hệ thống khí bị hư hỏng.

“Nó khiến cho hệ thống đường ống ngầm trở thành đống lộn xộn. Một trong những khó khăn khi phải đối phó với hiện tượng này là thời gian sửa chữa khá lâu”, Yoshiharu Yokoyama, Giám đốc điều hành công ty cổ phần phân tích đất Jibannet giải thích.

leftcenterrightdel
 Một ví dụ đất hóa bùn sau động đất 6,6 độ Richter ở Trung Quốc năm 2013. Ảnh: New Sky
leftcenterrightdel
 Ô tô bị "chôn chân" trong một vùng đất hóa lỏng sau động đất gần Sapporo, Nhật Bản năm 2008.

Giới chuyên gia về động đất và đất cho biết hiện tượng đất hóa lỏng khá phổ biến. Hiện tượng này xảy ra sau khi một trận động đất 9,0 độ Richter lớn tấn công miền đông Nhật Bản vào năm 2011 và nhiều trận động đất khác tại Indonesia, New Zealand và Alaska.

Bảo Hà/Báo Tin tức