Đường hầm dài 130m của Kho chứa hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault, thường được gọi là Hầm Ngày tận thế, đã được nâng cấp, chống thấm hoàn toàn sau khi hầm này bị xâm nhập nước do băng tan.

Số tiền cho việc nâng cấp đường hầm trị giá 20 triệu euro, do chính phủ Na Uy cấp.

leftcenterrightdel
Hầm được xây dựng để bảo vệ hàng triệu cây lương thực khỏi biến đổi khí hậu, chiến tranh và thiên tai. Ảnh: Renato Granieri/Alamy.

Hannes Dempewolf, một nhà khoa học tại Crop Trust, người điều hành kho hạt giống cho biết, vấn đề xâm nhập nước trong đường hầm lối vào chắc chắn không lường trước được trong quá trình xây dựng. Không ai nghĩ mùa hè sẽ ấm áp đến thế.

Sau khi nâng cấp, kho hạt giống được bảo đảm cho nhiệm vụ của nó trong tương lai và hoàn toàn kín nước, Hege Njaa Aschim- phát ngôn viên của chính phủ, người sở hữu kho hạt giống, cho biết.

leftcenterrightdel

Hầm chứa hạt giống từ 60.000 giống cây trồng, đã được chạm khắc thành đá rắn. Ảnh: Jim Richardson / NG/Alamy.

Tốc độ nhanh chóng và bất ngờ của biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu bao bọc quanh đường hầm.

Svalbard Global Seed Vault là kho lưu trữ hạt giống dài hạn nằm sâu trong một ngọn núi trên một hòn đảo xa xôi nằm giữa Na Uy và Bắc Cực.

Hạt giống từ 60.000 giống cây trồng từ khắp nơi trên thế giới đang được gửi trong kho để sao lưu những hạt giống được giữ trong các ngân hàng hạt giống khác vốn dễ bị phá hủy do mất điện và chiến tranh, như đã xảy ra ở Aleppo, Syria, khiến hầm Svalbard trở nên quan trọng.

leftcenterrightdel

Công nhân xây dựng thêm các điểm hoàn thiện vào hầm hạt giống. Ảnh: Ragnhild Utne/Statsbygg.

Hầm Svalbard là cơ sở dự phòng thiết yếu cho các ngân hàng hạt giống trên toàn thế giới, bảo vệ sự đa dạng sinh học mà họ nắm giữ.

Hầm chứa các mẫu của khoảng 1.050.000 giống cây trồng từ 5.000 loài. Con số này chiếm 2/5 trong số khoảng 2,4 triệu giống cây trên thế giới.

Gần đây nhất, có 36 tổ chức đã ký gửi 27 loại thực vật hoang dã vào kho, bao gồm hạt của bí ngô rang xay được gửi bởi bộ tộc Cherokee- Hoa Kỳ; lúa mì Emmer hoang dã, được biết đến như là mẹ của các giống lúa mì được phát hiện vào năm 1906 được Đại học Haifa ở Israel ký gửi; cùng với các giống khoai tây từ Peru và các loại cây trồng khác từ Mông Cổ, Morocco, Myanmar và New Zealand. Mỗi mẫu chứa khoảng 500 hạt.

PV- Theo The guardian.