Châu Âu vẫn là vùng dịch có tỉ lệ tăng ca nhiễm và số ca tử vong cao nhất thế giới.
|
|
Những ca nặng do COVID-19 vẫn chưa dừng lại |
Tại Ý, ghi nhận thêm 4.204 ca nhiễm và 610 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên 143.626 và 18.279, tiếp tục là vùng dịch nhiều người chết nhất thế giới.
Tây Ban Nha có 152.446 người nhiễm COVID-19 và 15.238 người tử vong. Thủ tướng Pedro Sanchez quyết định kéo dài "lệnh báo động toàn quốc" đến nửa đêm 25/4 để ngăn nCoV, bất chấp những thiệt hại lớn về kinh tế.
Nước Pháp hiện có 117.749 ca nhiễm dịch bệnh và 12.210 ca tử vong. Pháp đã trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có số ca tử vong vượt mốc 12.000 người, sau Ý, Tây Ban Nha và Mỹ. Quan chức y tế Pháp cho biết 82% số ca tử vong là người trên 70 tuổi.
Nước Đức có số người nhiễm là 118.235 người và 2.607 người tử vong. Trong khi nước Anh có 65.077 người nhiễm và 7.978 người tử vong vì dịch bệnh. Nước Anh đã trở thành nước thứ 5 trên thế giới có nhiều người chết do COVID-19.
Tại châu Á, Trung Quốc và Iran vẫn là hai nước có số người nhiễm và số người chết lớn nhất. Trung Quốc lần lượt có số người nhiễm là 81.865 và người chết là 3.335. Trung quốc đã ban bố chính thức bãi bỏ phong tỏa thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Đây được xem là nơi xuất hiện bệnh dịch COVID-19 đầu tiên của thế giới. Iran vẫn có số lượng người nhiễm cao lên đến 66.220 người và con số người chết là 4.110.
Nước Mỹ hiện đứng đầu thế giới về số người nhiễm COVID-19 và đứng thứ 2 về số người tử vong. Cụ thể, số người nhiễm là 466.651 người và 16.610 người chết. Tổng thống Trump ngày 10/4 cho biết Mỹ đã xét nghiệm virus corona mới được hơn 2 triệu người ở nước này, nhấn mạnh các phương pháp xét nghiệm "có độ phức tạp và chính xác cực kỳ cao".
Tại Đông Nam Á, các nước cũng ghi nhận dịch COVID-19 lây lan nhanh và đã có những ứng phó cụ thể cho các quốc gia.
Malaysia có số người nhiễm cao nhất khu vực với 4.228 người và 67 người tử vong. Philippines có tổng số lên 4.076 người và 203 người tử vong. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã gia hạn lệnh phong tỏa và cách ly tại nhà với hơn một nửa dân số, dự kiến kéo dài đến 30/4.
Indonesia hôm nay có 3.293 người nhiễm và 280 người chết, Indonesia trở thành nước ghi nhận nhiều ca tử vong vì nCoV nhất Đông Nam Á. Tổng thống Widodo đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia, yêu cầu người dân đeo khẩu trang, thực hiện cách biệt cộng đồng trên quy mô lớn nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Thái Lan hiện có 2.423 người nhiễm và 32 người chết. Singapore đến nay phát hiện 1.910 ca nhiễm và 7 người tử vong. Brunei hiện có 135 người nhiễm COVDI-19 và 1 người tử vong. Campuchia cho biết thêm một ca nhiễm nội địa là người phụ nữ quốc tịch Việt Nam, nâng tổng số ca nhiễm lên 119. Myanmar có 23 người nhiễm và 3 người tử vong. Lào có 16 người nhiễm, Đông Timor có 1 người nhiễm.
Việt Nam hiện đứng thứ 6 về số ca nhiễm ở Đông Nam Á với 255 ca và chưa có ca tử vong. Hiện Việt Nam đã điều trị khỏi cho 126 ca bệnh và có hàng chục ca đang có kết quả âm tính lần 1.