Hai lính cứu hỏa là Andrew O'Dwyer (36 tuổi) và Geoffrey Keaton (32) đã thiệt mạng hôm thứ Năm, 19/12 khi tham gia chữa cháy tại một địa điểm gần thị trấn Buxton, phía tây nam Sydney.
Hôm thứ Sáu 20/12, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố cắt ngắn kỳ nghỉ ở Hawaii sau khi nhận thông tin hai lính cứu hỏa chết vì chiến đấu với hỏa hoạn. Ông bày tỏ lời chia buồn với gia đình Keaton và O'Dwy, gọi họ là "những người Úc can đảm nhất".
Ông cũng bày tỏ sự hối tiếc vì sự vắng mặt của mình vào kỳ nghỉ, nói rằng mặc dù kỳ nghỉ của ông đã được sắp xếp "một thời gian trước đây", các vụ hỏa hoạn và cái chết đã "gây ra nhiều lo lắng".
Theo Sở cứu hỏa nông thôn New South Wales hôm 20/12, 3 lính cứu hỏa khác cũng bị thương.
Keaton gia nhập RFS với tư cách là một lính cứu hỏa tình nguyện vào năm 2006 và là Phó đội trưởng của đội cứu hỏa nông thôn Horsley Park ở phía tây Sydney, trong khi O'Dwyer tham gia vào năm 2003 và cũng là thành viên của lữ đoàn Horsley Park. Cả hai đều đang có con nhỏ.
Cái chết của lính cứu hỏa đã tạo bầu không khí đau buồn trên khắp nước Úc. Các tình nguyện viên và người dân đã để lại hoa, tặng vật tại trạm cứu hỏa Horsley Park. Bang New South Wales đã treo cờ ở nửa cột cờ trên toàn bang vào thứ Sáu, Nine News đưa tin.
Một tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố tại New South Wales vào ngày 19/12, và là lần thứ hai trong hai tháng. Tính đến sáng thứ Sáu, 20/12, vẫn còn 100 đám cháy đang bùng cháy trên khắp bang New South Wales, trong đó một nửa chưa được khống chế, theo RFS.
|
|
Ba kính cứu hỏa khác bị thương. Ảnh: CNN. |
Một trong những vụ cháy kinh hoàng nhất ở vùng Wollondilly Shire, nơi 2 lính cứu hỏa chết. Hình ảnh ghi nhận từ khu vực này cho thấy, những đám khói dày đặc bao phủ các khu phố và một bầu trời màu cam. Vụ cháy có phạm vi hơn 167.000 ha và ngoài tầm kiểm soát, RFS cảnh báo người dân trong khu vực rằng đã quá muộn để rời đi.
Khoảng 40 ngôi nhà ở Wollondilly Shire đã bị ngọn lửa phá hủy chỉ trong ngày thứ Năm, 19/12, nâng tổng số nhà bị phá hủy lên con số hơn 800, trong khi gần 300 nhà khác đã bị hư hại, theo ước tính của RFS.
Xa hơn về phía bắc trong Công viên Quốc gia Wollemi, một trận hỏa hoạn thậm chí còn lớn hơn, ảnh hưởng 444.000 ha đất.
Các đám cháy đã bùng cháy trong hai tháng nay, trở nên trầm trọng hơn bởi những gió lứn làm lửa bùng phát mạnh, còn bởi một đợt nắng nóng kỷ lục.
Ngày 18/12 ghi nhận ngày nóng kỉ lục tại nước Úc với nhiệt độ trung bình tối đa đạt 41,9 độ C. Nhiệt độ cao tới mức miếng thịt để bên trong chiếc ô tô dưới nắng bị nướng chín.
Tại một số nơi như tại thị trấn Nullarbor của Nam Úc đã ghi nhận nhiệt độ lên đến 49,9 độ C vào thứ Năm, ngày 19/12.
PV- Theo CNN.