Trên cơ sở dữ liệu hình ảnh của Cơ quan Vũ trụ Iran (ISA), phái đoàn thường trực của Iran tại Liên Hợp Quốc gần đây đã đưa ra cảnh báo nói, biển Caspi đang bị thu hẹp nhanh chóng.

Hình ảnh vệ tinh thu được cho thấy mực nước biển Caspi sụt giảm liên tục trong nhiều năm và đạt mức thấp nhất trong 30 năm qua.

leftcenterrightdel
 Biển Caspi là hồ nước mặn nội địa lớn nhất trên thế giới. Nguồn: Tasnim.

Các ước tính nói, mực nước của hồ nước mặn nội địa lớn nhất Trái đất đã giảm 9 m, khiến diện tích của nó đã “co” tới 24%.

Các hình ảnh vệ tinh được chụp từ năm 2000 đến tháng 7/2023 thể hiện, mực nước ở nửa phía bắc của hồ đã giảm nghiêm trọng so với ở phần phía nam, vốn sâu hơn.

leftcenterrightdel
 Phần phía bắc của hồ nông hơn đang "co" lại nhanh chóng.Nguồn: Tasnim.

Trong hai thập kỷ qua đã chứng kiến quá trình mực nước biển Caspi giảm liên tục với mức độ đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây, trong đó “sụt” 26 cm trong năm qua, theo Bộ Môi trường Iran.

Dữ liệu đo độ cao bằng radar được thu thập bởi nhiều vệ tinh của mạng lưới giám sát nước toàn cầu của NASA cho thấy, mực nước của hồ Caspi đã giảm kể từ giữa những năm 1990. 

leftcenterrightdel
 Biển Caspi (bên phải) nằm phía đông Biển Đen. Nguồn: NASA.

Nghiên cứu khác cho thấy sự suy giảm có thể tiếp tục khi biến đổi khí hậu mang lại nhiệt độ không khí ấm hơn và tăng lượng bốc hơi.

leftcenterrightdel
 Nửa phía bắc hồ nông hơn đang “co” nhanh chóng / @MakichyanA.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học dự đoán rằng vào năm 2100, mực nước ở biển Caspi có thể giảm thêm 8 - 30 m. 

Biển Caspi  nằm giữa Nga, Kazakhstan ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Azerbaijan. Độ sâu tối đa của hồ là khoảng 1.025 m.

leftcenterrightdel
 Nhiều hệ sinh thái độc đáo hay động vật đặc hữu ở biển Caspi sẽ ảnh hưởng hoặc thậm chí tuyệt chủng do những biến đổi nhanh chóng của hồ này. Ảnh: Asianews.

Biển Caspi  không thông với đại dương, là hồ nước mặn trong nội địa lớn nhất trên thế giới về cả diện tích mặt nước (371.000 km²) và thể tích (78.200 km³).

Hồ có giá trị lớn và kinh tế và hệ sinh thái, là nơi sinh sống của một số loài bị đe dọa, bao gồm ước tính 90% cá tầm cuối cùng còn sót lại của hành tinh.

Văn Phong/Tasnim