Một máy bay phản lực chở khách Boeing 737 với 62 người trên khoang đã chìm xuống biển sau khi lao xuống từ độ cao 10.000 feet (3km), ngay sau khi cất cánh từ Jakarta, Indonesia. 

Máy bay của Hãng Hàng không Sriwijaya Air đã cất cánh từ sân bay quốc tế Soekarno-Hatta vào lúc 1h56’ chiều 9/1 để thực hiện chuyến bay kéo dài 90 phút trên Biển Java giữa Jakarta và Pontianak ở Tây Kalimantan, Borneo, Indonesia.

Tuy nhiên, chỉ 4 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay Boeing B737-500 đã lao xuống biển ở độ cao khoảng 3km.  

leftcenterrightdel
Một số mảnh vỡ nghi là từ máy bay gặp nạn được ngư dân tìm thấy. Ảnh: Dailymail. 
leftcenterrightdel
Gia đình các nạn nhân lo sợ điều tồi tệ nhất đã xảy ra sau khi một số mảnh vỡ nghi của máy bay g ặp nạn được tìm thấy. Ảnh: Dailymail. 
leftcenterrightdel
Máy bay Boeing B737-500 đã rơi từ độ cao 3km, chỉ bốn phút sau khi nó cất cánh. Ảnh: Dailymail. 

Thời điểm xảy ra tai nạn có 62 người trên chiếc máy bay 26 tuổi, bao gồm 56 hành khách, 7 trong số đó là trẻ em và ba trẻ sơ sinh, cùng  2 phi công và bốn tiếp viên. 

Gia đình các nạn nhân đã nghĩ đến một kết cục tồi tệ nhất sau khi lực lượng cứu hộ tìm kiếm chuyến bay SJ182 cho biết, họ đã phát hiện ra các mảnh vỡ nghi là kim loại ở vùng biển phía bắc thủ đô.

Máy bay mất tích là một mẫu máy bay đời cũ hơn máy bay phản lực Boeing 737 MAX liên quan đến hai vụ tai nạn chết người trước đó, bao gồm cả vụ tai nạn máy bay Lion Air của Indonesia vào năm 2018 khiến 189 người thiệt mạng.

leftcenterrightdel
Người thân của 62 người trên chuyến bay Sriwijaya Air chờ tin tức tại sân bay Supadio ở Pontianak, nơi máy bay dự kiến hạ cánh. Ảnh: AFP. 
leftcenterrightdel
Binh sĩ Indonesia được nhìn thấy tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta sau khi máy bay Sriwijaya Air biến mất trên biển. Ảnh: Reuters. 
leftcenterrightdel
Rào chắn được dựng lên tại Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta sau khi chuyến bay của Sriwijaya Air SJ182 bị mất tích. Ảnh: Reuters. 

Người phát ngôn của Boeing nói: 'Chúng tôi biết sự việc qua các phương tiện truyền thông từ Jakarta và đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Chúng tôi đang làm việc để thu thập thêm thông tin'.

Người phát ngôn Bộ Giao thông vận tải Indonesia Adita Irawati xác nhận thông tin tai nạn.

Một thông báo của hãng hàng không xác nhận, chiếc máy bay đã thực hiện chuyến bay ước tính kéo dài 90 phút từ Jakarta đến Pontianak với 56 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn.  

leftcenterrightdel
 Nhân viên sân bay thiết lập một trung tâm xử lý khủng hoảng tại Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta. Ảnh: AFP.
leftcenterrightdel
Quân đội Indonesia được nhìn thấy tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta sau khi xảy ra tai nạn. Ảnh EPA. 
leftcenterrightdel
Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia và Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia đang điều tra tai nạn. Ảnh: EPA. 

Một hoạt động tìm kiếm và cứu nạn đang được tiến hành với sự phối hợp của Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia và Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia.

Một tàu tìm kiếm đã được triển khai với sự có mặt của nhân viên y tế. 

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới với hơn 260 triệu dân.

Hãng hàng không giá rẻ Sriwijaya Air có khoảng 19 máy bay phản lực Boeing bay đến các điểm đến ở Indonesia và Đông Nam Á. 

leftcenterrightdel
Thân nhân hành khách máy bay gặp nạn trong trạng thái tuyệt vọng. Anh: Reuters. 
leftcenterrightdel
 Cảnh sát tại Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta hôm 9/1. Ảnh: EPA.
leftcenterrightdel
Máy bay Sriwijaya Air (ảnh chụp một máy bay tương tự) cất cánh từ thủ đô Indonesia hôm thứ Bảy và đang hướng đến Pontianak ở tỉnh Tây Kalimantan thì mất liên lạc với phòng điều khiển, theo báo chí địa phương. Ảnh: AFP. 

Vào tháng 10/2018, 189 người đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay phản lực Boeing 737 MAX của Lion Air lao xuống biển Java khoảng 12 phút sau khi cất cánh từ Jakarta trong chuyến bay kéo dài một giờ.

Trước đó, tháng 12/2014, một chuyến bay của AirAsia từ Surabaya đến Singapore đã lao xuống biển khiến 162 người thiệt mạng. 

Báo cáo của các nhà điều tra cho thấy, một bộ phận bị lỗi kinh niên trong hệ thống điều khiển bánh lái, bảo trì kém và phản ứng không đầy đủ của phi công là những yếu tố chính gây tai nạn. 

Huy Anh/Dailymail