Ai Cập nộp công hàm lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong tương quan xảy ra hành động của Israel ở Palestine, kênh truyền hình Ai Cập Al Qahera News, dẫn nguồn từ các quan chức cấp cao cho biết.

“Ai Cập gửi công hàm lên ICJ phản đối hành động của Israel tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.”, nguồn tin của Al Qahera News cho biết; lưu ý Ai Cập sẽ trình bày lập luận của mình vào ngày 21/2.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban LHQ về các quyền bất khả xâm phạm của người dân Palestine, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng, quyết định của ICJ phải được thực thi.

leftcenterrightdel
 Quân đội Israel tiếp tục các hoạt động quân sự ở Gaza. Nguồn: IDF.

“Luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các nguyên tắc về tính tương xứng của các cuộc tấn công và biện pháp phòng ngừa trong các cuộc tấn công, phải luôn được tôn trọng. Các quyết định mang tính ràng buộc của ICJ phải được thực thi.”, ông Antonio Guterres nói.

ICJ đã ra phán quyết nói, Israel phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn nạn diệt chủng ở Dải Gaza.

Điều này đã được Chủ tịch ICJ Joan Donoghue tuyên bố, đồng thời công bố quyết định về khiếu nại của Nam Phi chống lại Israel về khả năng vi phạm Công ước về ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh trại tị nạn Al-Shati của người Palestine trên bờ biển phía bắc TP Gaza. Nguồn: Timesofgaza.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/2, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng nước này Hakan Fidan, người đang ở Đức để tham dự Hội nghị An ninh Munich, đã thảo luận với Công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), Karim Khan xung quanh cáo buộc tội ác diệt chủng của Israel ở Gaza.

Theo Công tố viên Khan, bất chấp những lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế, Israel vẫn không thay đổi hoạt động quân sự ở Gaza. Ông Khan cũng nhấn mạnh rằng ICC có nghĩa vụ buộc những người vi phạm luật pháp quốc tế phải chịu trách nhiệm.

leftcenterrightdel
 Cơ sở nhà thờ sử dụng làm nơi cứu chữa bệnh nhân ở Gaza/ AA.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự ở Gaza sau khi Hamas thực hiện cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ vào miền Nam nước này ngày 7/10/2023, giết chết 1.200 người, chủ yếu là dân thường và bắt hơn 200 người khác làm con tin.

Theo Cơ quan Y tế Gaza, xung đột Israel-Hamas khiến hơn 28.900 người ở dải đất này thiệt mạng và hơn 68.800 người bị thương, hàng nghìn người khác mất tích khả năng bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Hoạt động quân sự của Israel ở Gaza cũng đã gây ra sự tàn phá hàng loạt về cơ sở hạ tầng dân sự cũng như tạo ra một thảm họa nhân đạo với tình trạng thiếu nhu yếu phẩm và thuốc men nghiêm trọng.

leftcenterrightdel
 Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (bên phải) và Công tố viên trưởng ICC, Karim Khan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị an ninh Munich, Đức, ngày 17/2. Ảnh: AA.

Israel đã bị ICJ  buộc tội diệt chủng. Một phán quyết tạm thời vào tháng 1 đã ra lệnh cho Tel Aviv ngừng các hành động diệt chủng và thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng hỗ trợ nhân đạo được cung cấp cho dân thường ở Gaza.

Xung đột Palestine-Israel liên quan đến vấn đề lợi ích lãnh thổ của các bên và đây là nguyên nhân gây căng thẳng với các xung đột quân sự trong khu vực kéo dài trong nhiều thập kỷ. Theo Nghị quyết của Liên Hợp Quốc, với vai trò tích cực của Liên Xô trong vào năm 1947, đã xác định việc thành lập hai nhà nước Israel và Palestine, nhưng chỉ có nhà nước Israel được thành lập.

Văn Phong/Sputnik, Dailysabah