Các nhà chức trách ở Turkmenistan đang chuẩn bị bịt miệng núi lửa khí đốt tự nhiên Darvaza, thường được người dân địa phương gọi là "Cổng địa ngục".

Phát biểu tại một diễn đàn đầu tư quốc tế ở thủ đô Ashgabat mới đây, người đứng đầu Viện Khí tự nhiên Turkmenistan, Bayrammyrat Pirniyazov, cho biết, các nhà khoa học đang nghiên cứu cấu trúc địa chất của miệng núi lửa để dập tắt nó bởi một lượng lớn khí tự nhiên liên tục bị đốt cháy gây hại cho môi trường.

leftcenterrightdel
Miệng núi lửa Cổng địa ngục. Nguồn: Nutshell/YouTube. 

Turkmenistan cũng đang đánh giá các đề nghị hỗ trợ từ nước ngoài để lấp miệng núi lửa Darvaza, trong đó các nhà khoa học từ Belarus và Slovenia bày tỏ sẵn sàng tham gia dự án.

leftcenterrightdel
Núi lửa khí đốt tự nhiên Darvaza được cho xuất hiện năm 1970 sau sự cố sụt giàn khoan. Nguồn: Alexander Vershinin/AP.
leftcenterrightdel
Giếng lửa nằm trong sa mạc Karakum, Turkmenistanngay phía trên một mỏ khí đốt khổng lồ. Nguồn: upstreamonline

Ngoài ra, Chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Odile Renaud-Basso, cho biết, EBRD sẵn sàng hợp tác với Turkmenistan để giảm phát thải khí độc hại vào khí quyển và ngăn chặn rò rỉ khí trong miệng núi lửa.

Trước đó, vào đầu tháng 1, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymukhamedov với lập luận, Cổng địa ngục ảnh hưởng tiêu cực đến cả môi trường và sức khỏe của người dân sống trong khu vực, cũng như gây lãng phí tài nguyên, nhất là trong bối cảnh năng lượng đang là vấn đề “nóng” toàn cầu, từ đó tuyên bố đã chỉ thị cho cơ quan chuyên môn tìm cách dập tắt Cổng địa ngục.

leftcenterrightdel
Cổng địa ngục đã cháy ròng rã suốt 5 thập kỷ. Nguồn: Tormod Sandtorv / Wikipedia. 
leftcenterrightdel
Nhiều nỗ lực dập tắt miệng giếng đã thất bại. Ảnh: George Verschoor / National Geographic Channels. 

Năm 2010, ông Berdymukhamedov cũng từng tuyên bố sẽ lấp miệng Cổng địa ngục, tuy nhiên lò lửa này vẫn tiếp tục cháy cho đến nay.

Ed Galea, trưởng nhóm nghiên cứu an toàn cháy nổ tại Đại học Greenwich, Anh, cho rằng, có thể dập tắt giếng lửa nếu loại bỏ một trong ba thành phần quan trọng cần cho sự cháy là nhiên liệu, nhiệt và ô xy.

Cổng địa ngục nằm trên mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ, được các nhà khoa học Liên Xô phát hiện những năm 1960 ở Davraza, trong sa mạc Karakum, cách thủ đô Ashgabat, Turkmenistan 260km về phía Bắc.

leftcenterrightdel
Nguồn khí mê tan gần như vô tận bên dưới là nguồn nhiên liệu giúp duy trì ngọn lửa vĩnh cửu. Nguồn: nomadasaurus

Năm 1971, quá trình lắp giàn khoan khai thác, một tai nạn khiến toàn bộ giàn khoan sụp xuống. Các kỹ sư Liên Xô đã đốt khí mê tan thoát ra miệng giếng khoan vì lo ngại nó sẽ gây nguy hiểm cho dân cư trong vùng.

Theo tính toán, lượng khí mê tan sẽ hết và đám cháy sẽ tắt trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng không ngờ nó trở thành ngọn lửa vĩnh cửu, cháy suốt hơn 5 thập kỷ qua. Miệng giếng dần mở rộng, hiện có đường kính khoảng 70m, sâu 30 m và không cách gì dập tắt. Người dân địa phương gọi giếng lửa là “Cổng địa ngục”.

leftcenterrightdel
Không ai trả lời được Cổng địa ngục sẽ cháy đến khi nào. Nguồn: anews.

Tháng 10/2013, trong một nỗ lực nghiên cứu, nhà thám hiểm George Kourounis, thuộc Hiệp hội địa lý Hoàng gia Canada, là người đầu tiên đi xuống miệng núi lửa. Để chống chọi với cái nóng, Kourounis đã đeo thiết bị thở đặc biệt, một bộ quần áo phản xạ nhiệt và dây nịt leo núi đặt làm riêng làm từ Kevlar để nó không bị tan chảy, đồng thời treo mình trên một sợi dây cáp.

Ông Kourounis đã dành gần 17 phút trên khu vực miệng hố, thu thập các mẫu đất để các nhà khoa học kiểm tra xem liệu miệng hố có phải là nơi cư trú của bất kỳ vi sinh vật “bất tử” nào có thể tồn tại được môi trường khắc nghiệt như vậy hay không. Và các nhà khoa học đã kinh ngạc khi tìm thấy một số vi khuẩn sống dưới đáy hố.

leftcenterrightdel
Nhà thám hiểm George Kourounis mang bộ bảo hộ đặc biệt để xâm nhập Cổng địa ngục. Ảnh: George Verschoor / National Geographic Channels.
leftcenterrightdel
Hoạt động thám hiểm Cổng địa ngục diễn ra tháng 10/2013. Ảnh: George Verschoor / National Geographic Channels. 

Mark Tingay, một chuyên gia dầu khí tại Đại học Adelaide, cho biết, Cổng địa ngục nằm trên một mỏ khí mê tan khổng lồ, nằm dưới mặt đất chỉ khoảng 500m.

Cổng địa ngục về đêm là một cảnh quan ngoạn mục. Dưới bầu trời sao, lò lửa đỏ rực nhảy múa và rít lên trong bóng tối. Sự lạ và mạo hiểm khiến Cổng địa ngục là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Turkmenistan.

leftcenterrightdel
Kourounis xuống giếng bằng cách đu trên một sợi cáp chịu nhiệt. Ảnh: George Verschoor / National Geographic Channels. 
leftcenterrightdel
Kourounis đã thu thập nhiều mẫu đất đá dưới đáy giếng giúp các nhà khoa học phát hiện một số vi khuẩn sinh sống trong môi trường khắc nghiệt này. Ảnh: George Verschoor / National Geographic Channels. 

Krunal Varshikar, một chuyên gia dầu khí cho rằng, không phải con người không có khả năng dập tắt đám cháy này. Nhưng nếu nó ngừng hoạt động, các khí độc hại có thể gây nguy hiểm cho bầu khí quyển và sức khỏe con người.

Guillermo Rein, một chuyên gia về chữa cháy tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, tỏ ra ngờ vực về một kết thúc thành công.

leftcenterrightdel
Cổng địa ngục là địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Turkmenistan. Ảnh: Martha de Jong-Lantink / Flickr.
leftcenterrightdel
Du khách có thể cắm trại qua đêm ngay gần miệng hố Cổng địa ngục. Ảnh: Nomadasaurus. 

Theo ông Rein, dập tắt Cổng địa ngục đang cháy không thích hợp cho những biện pháp nửa vời. Chỉ cần một mạch ngầm không được bịt kín tiếp tục làm thoát khí mê tan ra ngoài không khí, một tia lửa vô tình có thể hồi sinh đám cháy.  “Nếu họ không đầu tư đủ nguồn lực để làm triệt để việc này, thì tôi cho rằng hãy đừng đụng đến nó. Bạn cần làm đúng cách, hoặc hãy để mặc nó.", Rein nói.

leftcenterrightdel
Lò lửa khổng lồ giữa sa mạc mang lại một trải nghiệm thú vị. Ảnh: Nomadasaurus.

Sa mạc Karakum chiếm khoảng 70% (350.000 km²) diện tích của Turkmenistan, nơi chỉ có lượng mưa từ 70-150 mm/ năm. Quốc gia này cũng sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 4 thế giới trong lòng đất, dự định tăng đáng kể việc xuất khẩu khí đốt sang nhiều nước như Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nga và cả Tây Âu vào năm 2030.

 

Văn Phong/AA, Gizmodo