Tàu vũ trụ Solar Orbiter, một sứ mệnh chung giữa Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), đã chụp được cảnh Sao chổi Leonard (C/2021 A1) đi ngang qua bầu trời Trái đất với nền là Dải Ngân hà, trong một chuỗi hình ảnh động ấn tượng từ 17-19/12. 

Phía trên cùng bên phải khung hình, Sao Kim và Sao Thủy được nhìn thấy nổi bật giữa ngàn sao lốm đốm.

Sao chổi Leonard tiếp cận gần Trái đất nhất vào ngày 12/12, ở khoảng cách 34 triệu km, có thể nhìn thấy trên bầu trời ở cả hai bán cầu Bắc và Nam cho đến cuối tháng 12.

leftcenterrightdel
Sao chổi Leonard nhìn từ quận Llano, bang Texas, Mỹ, hôm 21/12. Ảnh: Will Leverett. 

Leonard di chuyển gần Mặt trời nhất vào ngày 3/1 với khoảng cách 90 triệu km, so với 149,6 triệu km giữa Trái đất và Mặt trời.

Nếu Leonard không tan rã, quỹ đạo của nó sẽ đưa nó vào không gian sâu giữa các vì sao và không bao giờ quay trở lại, theo NASA.

NASA cũng đã chụp được hình ảnh của sao chổi bằng tàu vũ trụ quan sát Mặt trời STEREO-A.

Sao chổi Leonard được phát hiện vào tháng 1 bởi nhà thiên văn học Greg Leonard, một chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona, Mỹ, người bắt đầu theo dõi sao chổi này từ khi nó xuất hiện mờ ảo vào ngày 3/1.

leftcenterrightdel
 Chuỗi hình ảnh động ấn tượng của Sao chổi Leonard được các tàu vũ trụ ghi lại từ 17-19/12. Nguồn: ESA.

Leonard cũng là một sao chổi siêu nhanh, lao qua bên trong hệ Mặt trời với tốc độ 255.000km/h.

Bắt đầu từ ngày 13/12 đến Giáng sinh, sao chổi sẽ xuất hiện rất thấp lướt qua đường chân trời tây-tây nam ngay sau khi mặt trời lặn, ông Leonard cho biết. 

Để quan sát Sao chổi Leonard, hãy hướng về phía Sao Kim (Venus), hay Sao Hôm, thiên thể sáng nhất bầu trời vào khoảng thời gian lúc hoàng hôn.

leftcenterrightdel
Vị trí Sao chổi Leonard với Jupiter (Sao Mộc), Saturn (Sao Thổ) và Venus (Sao Kim/Sao Hôm) chiều tối ngày 22/12 ở Texas, Mỹ. Nguồn: Will Leverett. 

Hầu hết các sao chổi có chu kỳ quỹ đạo dài, như Sao chổi Leonard, đến từ Đám mây Oort, một khu vực băng giá rộng lớn bao quanh hệ Mặt trời.

Khi sao chổi tiến gần Mặt trời, khối băng khí và đá bị đốt nóng dẫn đến giải phóng một phần vật chất, tạo thành một vầng hào quang xung quanh vật thể. Bụi và dòng khí đằng sau sao chổi tạo thành đuôi dài hàng triệu dặm. 

leftcenterrightdel
Vị trí của đám mây Oort (Oort Cloud) trong hệ Mặt trời, được cho là nơi xuất phát của Sao chổi Leonard. Nguồn: NASA / JPL-Caltech. 

Tổ tiên của loài người cổ đại có thể đã chứng kiến Sao chổi Leonard đi ngang qua Trái đất lần gần đây nhất khoảng 80.000 năm trước. Nhưng khả năng Leonard sẽ không quay lại nữa.

Đây là lần cuối cùng chúng ta nhìn thấy sao chổi này. Nó đang tăng tốc với vận tốc giải phóng, 71km/giây, cho phép nó vượt qua lực hút của Mặt trời và sẽ bị đẩy ra khỏi hệ Mặt trời, có thể đâm vào một hệ sao khác trong hàng triệu năm tới.

Văn Phong/CNN