Tiến sĩ Chris Naunton tin rằng, mặc dù ông cảm thấy khá lạc quan về việc phát hiện ra “khoảng trống lớn” trong kim tự tháp Khufu, nhưng nỗ lực này đang bị cản trở nghiêm trọng bởi các hạn chế của chính phủ và bộ máy quan liêu. Điều này khiến nhiều người đam mê Ai Cập cổ đại gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu.

Năm năm trước, dự án ScanPyramids được khởi động để cung cấp một số kỹ thuật không xâm lấn và không phá hủy nhằm nâng cao hiểu biết của các nhà sử học về cách kim tự tháp được xây dựng cách đây hơn 4.500 năm. Hai năm sau, họ công bố việc phát hiện ra một “Big Void” - một hốc sâu 30 mét hấp dẫn nằm phía trên Grand Gallery. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự phát triển nào kể từ đó và Tiến sĩ Naunton, tác giả của công trình “Tìm kiếm những ngôi mộ đã mất ở Ai Cập” không hy vọng dự án sẽ sớm tiến triển, bởi ông lo ngại nội dung của kim tự tháp sẽ tiếp tục bị che giấu trước mắt công chúng.

Nhà khảo cổ học chia sẻ: "Khu vực xung quanh kim tự tháp đã được khai quật rất rộng rãi, nhưng tôi nghĩ họ có khả năng không cho chúng ta biết số lượng lớn các thông tin".

leftcenterrightdel
 Đại kim tự tháp Giza dự đoán là xây dựng cho Pharaoh Khufu

Ông tiếp tục chỉ ra hai địa điểm được đặt ra nhiều câu hỏi nhất, nhưng phần lớn bị các nhà Ai Cập học bỏ qua, đó là Giza và Thung lũng các vị vua: “Giza thu hút hàng loạt giả thuyết về năng lượng thần bí, người ngoài hành tinh và những thứ tương tự còn Thung lũng của các vị vua thì chứa rất nhiều vàng”.

Nhà sử học trước đó đã đưa ra một giải pháp khả thi để có thể tạo ra một khám phá khổng lồ: “Liệu có thể đặt một camera sợi quang xuyên tường và xem những gì đằng sau đó không? Đối với tôi, đó dường như là một giải pháp”. Ông đã khẳng định điều đó nhiều lần và cho rằng thậm chí có thể làm được mà không gây ra quá nhiều thiệt hại cho các bức tường cổ.

 
Vũ Thủy