Một chương trình mới để khám phá Sao Kim, bao gồm gửi ít nhất 3 thiết bị khoa học, sẽ được phát triển ở Nga, các giai đoạn chính của sứ mệnh sẽ được công bố chi tiết vào năm 2021- Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Vũ trụ Nga Lev Zeleny nói với TASS.

"Có một ý tưởng để thực hiện không phải là một dự án riêng biệt, mà là một chương trình bao gồm một số nhiệm vụ.”,  Zeleny nói.  

Theo nhà khoa học, đoàn thám hiểm đầu tiên theo chương trình sẽ là Venera-D, sự ra mắt dự kiến vào cuối những năm 2020. Trong hai hoặc ba năm, việc ra mắt Venera thứ hai là có thể, sau đó là lần thứ ba - vào giữa những năm 30.

leftcenterrightdel

Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái đất.  Ảnh: NASA. 

leftcenterrightdel
Trong dân gian Việt Nam, Sao Kim được gọi là Sao hôm/Sao Mai, là ngôi sao sáng nhất trong bầu trời vào chập tối và sáng sớm. Nguồn: AP.

Các nhiệm vụ sẽ bao gồm tàu đổ bộ và các phương tiện khác nhau để nghiên cứu bầu khí quyển Sao Kim.

Các cuộc đàm phán với các đối tác Mỹ trong dự án được lên kế hoạch vào tháng 10, tuy nhiên đã bị đình trệ do đại dịch COVID-19.

Trong lịch sử thám hiểm vũ trụ, tàu Venera 3 của Liên Xô đã đổ bộ xuống Sao Kim ngày 1/3/1966. Nó là thiết bị nhân tạo đầu tiên đi vào khí quyển và chạm xuống bề mặt hành tinh khác. Tuy nhiên, trong môi trường được ví như "hỏa ngục", với nhiệt độ bề mặt Sao Kim lên đến 500°C và áp suất tới gần 100 bar,  hệ thống liên lạc của nó đã bị phá hủy và người ta không nhận được một dữ liệu gì của nó gửi về.

leftcenterrightdel
Sao Kim từng được coi là "chị em song sinh" với Trái đất với nhiều đặc điểm tương đồng với Trái đất và được cho từng có nước trên bề mặt hành tinh này. Ảnh: NASA.
leftcenterrightdel
 Bây giờ, Sao Kim là một hành tinh nóng bỏng với nhiệt độ bề mặt khoảng. Nguồn: Twitter Space Cadet.

Ngày 18/10/1967, Venera 4 đã đi vào khí quyển thành công và thực hiện một số thí nghiệm khoa học. Venera 4 cho thấy tại vị trí nó đi vào khí quyển nhiệt độ đo được là 500°C, bầu khí quyển hành tinh chứa 90 đến 95% cacbon điôxít. Tiếp theo, Venera-13, thậm chí đã hoạt động trong bầu khí quyển nóng 500°C của Sao Kim kỷ lục trong 2,5 giờ.

Các nghiên cứu về Sao Kim, theo các nhà khoa học Nga, quan trọng cả về việc ngăn chặn thảm họa nhà kính có khả năng xảy ra trên Trái đất và tìm kiếm dấu vết của sự sống ngoài trái đất.

Huy Anh