Các quan chức thông báo rằng một phần diện tích vài km2 của thành phố Miramar, một khu vực ngoại ô của Miami sẽ bị cách ly để họ xử lý những con ốc sên trong những khu vực này.
"Theo quy định kiểm dịch, việc di chuyển một con ốc sên châu Phi khổng lồ hoặc bất kì vật phẩm nào nằm trong quy định, bao gồm nhưng không giới hạn ở thực vật, các bộ phận của thực vật, thực vật trong đất, đất, rác sân vườn, mảnh vụn, phân hữu cơ hoặc vật liệu xây dựng, là bất hợp pháp." trích thông cáo báo chí ngày 20/6 từ FDCAS thông báo về lệnh cách ly.
|
|
Ốc sên châu Phi là một trong những loài ốc sên gây hại nhất trên thế giới và tàn phá (ăn) khoảng 500 loại cây khác nhau. |
Những báo cáo về loài ốc sên này xuất hiện lần đầu vào tháng 6. Khi bắt đầu điều trị, FDCAS sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp điều trị giống như cho sâu bọ dựa trên chất độc gốc metaldehyde (dùng để bẫy ốc sên) và được phê duyệt để sử dụng tại nơi cư trú". Hai khu vực cách ly lớn sẽ được xử lý bằng loại bẫy ốc sên này, theo bản đồ được FDCAS công bố.
Theo trang web của FDCAS, mặc dù tên gọi "ốc sên khổng lồ châu Phi" có vẻ khá vô hại, nhưng loài động vật này gây nguy hiểm cho môi trường. Ốc sên châu Phi là một trong những loài ốc sên gây hại nhất trên thế giới và tàn phá (ăn) khoảng 500 loại cây khác nhau, những con ốc sên này có thể gây hủy hoại nghiêm trọng đến nông nghiệp và các khu vực tự nhiên ở Florida vì chúng gây thiệt hại rộng lớn cho môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới,".
|
|
Việc sở hữu những con ốc sên này ở Hoa Kỳ mà không có giấy phép là bất hợp pháp. |
Những con ốc sên cũng có khả năng ăn xuyên qua những loại vật liệu như vữa, theo một thông tin được đăng trên trang web của FDCAS. Ngoài ra, loài ốc sên này mang theo ký sinh trùng giun phổi chuột, có thể gây viêm màng não ở con người. Một con ốc trưởng thành có kích thước từ hai đến tám inch. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau, theo FDCAS. Mặc dù việc nuôi nhốt chúng là bất hợp pháp, nhưng kích thước lớn và màu sắc độc đáo của một số cá thể đã khiến chúng trở nên đáng giá trong mắt các nhà sưu tập.
|
|
Tiến sĩ Trevor Smith, Bộ Nông nghiệp Florida, nhặt một con ốc sên đất châu Phi. |
Theo cơ quan FDCAS, đây không phải là lần đầu tiên tiểu bang Sunshine State phải đối mặt với những sinh vật này. "Ốc sên khổng lồ châu Phi đã bị tiêu diệt hai lần ở Florida. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969 và đã được tiêu diệt vào năm 1975,". Năm 2021, 10 năm sau khi được phát hiện ở quận Miami-Dade, loài ốc này cuối cùng đã bị tiêu diệt.
Việc sở hữu những con ốc sên này ở Hoa Kỳ mà không có giấy phép là bất hợp pháp, theo FDCAS; lý do bởi tốc độ sinh sản cực nhanh của chúng, con cái có thể đẻ lên đến 1.000 quả trứng mỗi lần và lên đến 2.500 quả trứng mỗi năm.