Chê khách váy xấu: Hối hận mất khách siêu giàu dáng quê
Cập nhật lúc 05:39, Thứ hai, 25/08/2014 (GMT+7)
Nhật Bản là một trong những nước có dịch vụ bán hàng tốt nhất thế giới. Tại Việt Nam, đối với nhiều thương hiệu nổi tiếng, cũng không có chuyện đuổi khách vì ăn mặc xấu. Vì thế, cách mà nhiều trung tâm, cửa hàng "sang chảnh" đối xử với khách hàng đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều. ( siêu giàu, mất khách, chê khách, hối hận, váy xấu)
Nhật Bản là một trong những nước có dịch vụ bán hàng tốt nhất thế giới. Tại Việt Nam, đối với nhiều thương hiệu nổi tiếng, cũng không có chuyện đuổi khách vì ăn mặc xấu. Vì thế, cách mà nhiều trung tâm, cửa hàng "sang chảnh" đối xử với khách hàng đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều.
Anh này đúc kết, văn hoá dịch vụ và bán hàng ở Việt Nam còn thua kém nhiều nước phát triển, nhưng không có nghĩa người trong ngành không nhận ra được điều đó và không cố gắng thay đổi. Vào Việt Nam, các thương hiệu đều nhận ra điều đó, và họ cũng áp dụng chiến lược được gầy dựng qua hàng trăm năm phát triển.
“Tại anh tại ả, tại cả đôi bên”
Việc nhìn trang phục khách mà có thái độ phục vụ không chỉ là lỗi riêng của người bán mà một phần cũng xuất phát từ chính khách hàng.
Đối với nhân viên bán hàng, bất cứ vị khách nào cũng cần được tôn trọng và tiếp đón chu đáo. Bởi thế mới có câu “khách hàng là Thượng đế”, âu cũng là một nét trong văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên, có một thực tế là rất nhiều nhân viên bán hay phán đoán về túi tiền khách dựa trên trang phục, phương tiện, tác phong... của họ. Thế nên mới có chuyện, khách hàng ăn mặc bình thường, nhân viên bán hàng hay tỏ thái độ ngạo mạn vô lễ, không thèm để ý, nói năng với giọng điệu ép buộc, thiếu sự tôn trọng và lòng nhiệt tình cần có.
Ông Phạm Mạnh Hà, giảng viên khoa Tâm lý trường đại học KH-XH&NV Hà Nội, cho rằng, tại Việt Nam, hầu hết các cửa hàng chưa chú ý đến việc tập huấn nhân viên bán hàng một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, phần lớn nhân viên lại trình độ thấp, chủ yếu xuất thân là người ngoại tỉnh do các chủ cửa hàng thuê về để tiết kiệm chi phí. Tình trạng này là khá phổ biến ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, nhất là khi lối bán hàng thời bao cấp còn rơi rớt.
Trong khi đó, nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng sang trọng bán hàng cao cấp thường tập trung vào phân khúc khách VIP. Kể cả khi khó khăn, nhiều nơi chuyển sang khai thác khách tầm trung, nhân viên bán hàng vẫn duy trì kiểu đối xử “sang chảnh”. Trước những món hàng có giá vài triệu, thậm chí cả chục triệu, khách bình dân thường chỉ đi ngắm. Và tự nhân viên bán hàng đã cho mình cái quyền thờ ơ, cau có, khó chịu đối với khách, khiến văn hóa kinh doanh bị biến tướng thành kiểu phân biệt giàu nghèo.
Nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại, không phải chỉ tại người bán hàng, mà lỗi phần nào cũng ở người mua. Thay vì bày tỏ thái độ phản đối, các “thượng đế” lại cố chiều theo thái độ của nhân viên bán hàng để được tôn trọng. Hơn nữa, khách hàng khi đi mua sắm cũng nên tôn trọng chính mình qua việc coi trọng vẻ bề ngoài khi ra đường.
Theo Vietnamnet
.