Dù bị bắt vì tình nghi tổ chức chuyển tiền phi pháp giùm người Việt đang sinh sống tại Nhật nhưng 4 người trong gia đình ông Ngô Chánh chưa nhận tội - theo cảnh sát Nhật Bản

 

 

“Ngân sách cấp cho hội thi ít nên hội kêu gọi xã hội hóa. Lúc đầu, ông Chánh hứa sẽ bù vào các khoản thiếu hụt nhưng dù có bán vé thu tiền người vào tham quan trong mấy ngày diễn ra hội thi, ông Chánh vẫn không đóng góp đồng nào cho ban tổ chức cuộc thi. Thiếu tiền phát thưởng, chúng tôi đã phải muối mặt làm văn bản xin lỗi các tỉnh về dự thi” - vị lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh TP HCM nói thẳng.

 

Bị đánh giá là không giữ chữ tín, tham gia Hội Sinh vật cảnh TP HCM chỉ để phô trương thanh thế nên tại Đại hội đại biểu Hội Sinh vật cảnh TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020 (tháng 9-2015) ông Chánh bị rút tên ra khỏi danh sách đề cử ban chấp hành. Chi hội Thạch Sơn Tùng và công ty của ông cũng bị xóa tên khỏi danh sách hội viên.

 

Ngày 11-3, phóng viên Báo Người Lao Động đã có mặt tại Rin Rin Park, một người quản lý Rin Rin Park cho biết công viên vẫn mở cửa đón khách bình thường từ 7 giờ đến 19 giờ mỗi ngày với giá vé 50.000 đồng/người lớn; trẻ em từ 1,4 m 20.000 đồng/vé; dưới 0,8 m được miễn phí.

 

Muốn kết nối văn hóa

 

Năm 2012, ông Ngô Chánh đổ hàng ngàn tỉ đồng vào việc đầu tư Rin Rin Park (một công viên theo phong cách Nhật Bản), rộng 20.000 m2). Bên trong công viên có một ao rộng, nuôi gần 400 con cá koi, có những con giá 3-4 tỉ đồng.

 

Đáng chú ý, hầu hết nguyên liệu để xây dựng công viên đều được nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Đầu năm 2014, công viên bắt đầu hoạt động, rất đông du khách tìm đến.

 

Trong dịp khai trương Rin Rin Park vào năm 2014, tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Chánh nói: “Tôi đã mưu sinh ở Nhật Bản 15 năm nên muốn mang văn hóa Nhật Bản về Việt Nam để mọi người cảm nhận. Vì vậy, tôi quyết định xây công viên cá koi để mọi người dân đều có điều kiện chiêm ngưỡng, vui đùa cùng những con cá thân thiện”.

 

Trả lời câu hỏi vì sao lại đổ tiền để mua cá bạc tỉ, chở hàng chục tấn đá từ Nhật Bản về trong khi ở Việt Nam vẫn có, ông Chánh cho rằng đó là sở thích và ông muốn kết nối văn hóa Nhật Bản với văn hóa Việt Nam. Điều quan trọng là làm cho người khác tận hưởng.

 

Giám đốc một công ty sản xuất bao bì (xin giấu tên; đối tác với công ty của ông Chánh) cho biết: “Chúng tôi làm việc với ông Chánh gần 4 năm. Ông bắt mọi người trong công ty gọi ông là chú, con chứ không được gọi giám đốc. Ông nhớ từng tên và vị trí của từng nhân viên. Qua tiếp xúc nhận thấy rất nhiều người quý mến ông Chánh”.


Theo NLĐ

.