Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chi cục Trưởng kiểm lâm tỉnh Hòa Bình cho biết trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi Kiểm lâm đã nhận được tin tố giác tội phạm về phá rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Ngày 25/1/2019, Chỉ cục Kiểm lâm đã thành lập đoàn kiểm tra tại địa bàn xóm Trên, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn và có lập biên bản ghi nhận thiệt hại tại hiện trường. 

"Chúng tôi có biên bản ghi nhận thiệt hại tại hiện trường. Những ảnh mà các anh cung cấp chúng tôi đã biết" - ông Minh khẳng định.

Tuy nhiên, khi phóng viên đưa cho ông Minh xem bức ảnh (trong bài) và đặt câu hỏi tại sao những ảnh cây rừng to bị chặt phá nhưng không thấy đánh dấu đã xử lý mặc dù các cây này chỉ cách những cây đoàn kiểm tra đến chỉ vài trăm mét…?. thì ông Minh cho rằng: “À, những gốc cây này nhìn màu sắc thì chắc bị chặt trước đó mấy tháng rồi, đoàn kiểm tra chưa biết, Chi cục kiểm lâm Hòa Bình sẽ tiếp tục kiểm tra và xử lý.. !".

leftcenterrightdel
 Ông Minh công nhận PV báo BVPL phát hiện cây chò chai bị triệt hạ nhưng Kiểm lâm Hòa Bình chưa biết 

Theo ông Minh, ngày 29/1 đoàn kiểm tra của Chi cục kiểm lâm Hòa Bình đã phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) đã bắt giữ đối tượng Trương Văn Thanh, thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) lên rừng khai thác gỗ, đoàn công tác đã thu một cưa xăng, phạt hành chính 15 triệu đồng. Hiện vật và đối tượng đã bàn giao cho Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông xử lý theo quy chế phối hợp giữa 2 đơn vị.

Trong thời gian từ năm 2016, 2017 nạn phá rừng tại khu vực nêu trên rất nghiêm trọng. Một số đối tượng thường xuyên vào rừng xẻ gỗ làm mục đích thương mại. Khi bị phát hiện các đối tượng đã chống đối lại lực lượng chức năng, dùng lời lẽ thóa mạ, dọa dẫm.Thậm chí, một số cán bộ kiểm lâm đã bị “lâm tặc” ném đá trúng đầu, gục ngất tại chỗ.

Năm 2018, nạn phá rừng hạn chế hơn - ông Minh nhận định.

leftcenterrightdel
Xã Tự do, tâm điểm của Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngỗ Luông 

Khu Bảo tôn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông nằm trên địa bàn 7 xã vùng cao của Hòa Bình, phần đông là đồng bào dân tộc Mường, đời sống khu dân cư rất khó khăn. Vì vậy, mặc dù được tuyên truyền bảo vệ rừng để khai thác du lịch nhưng tâm lý và phong tục tích trữ gỗ làm nhà cho con cháu vẫn chưa được xóa bỏ. 

Đến thời điểm này, Hòa Bình vẫn chưa có chính sách nào hỗ trợ nhân dân vùng lõi, vùng đệm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông ngoài 145.000 đồng/ha/năm phí bảo vệ tài nguyên rừng theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, nhân dân không có đất canh tác, đường xá đi lại khó khăn, văn hóa “dựa vào rừng để sống” và chờ cấp trên hỗ trợ vẫn còn đậm nét, dẫn đến rất khó bảo vệ rừng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Một số hình ảnh chặt phá rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông.

Được biết, tuyến đường từ huyện Lạc Sơn vào các xóm Trên, Chơ, Mu...của xã Tự Do và Ngọc Sơn chỉ có con đường độc đạo đang làm dở dang duy nhất. Trên tuyến đường này có đến 5 chốt kiểm tra của lực lượng kiểm lâm.

Tại xóm trên BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn đã cử ông Bùi Văn Tư làm Trạm trưởng trạm cùng nhóm cán bộ bảo vệ rừng, nhưng hàng chục m3 gỗ quý đã đi đâu mà họ không hề biết.

Trong quá trình thu thập thông tin cho bài viết, chỉ trong phạm vi gần nửa km phóng viên đã phát hiện nhiều điểm khai thác mới, nhưng đoàn kiểm tra vào ngày 29/1 vẫn...chưa biết!?. Phóng viên báo Bảo vệ pháp luật đã phát hiện bước đầu về thủ đoạn vận chuyển gỗ khai thác trái phép ở địa bàn này và sẽ thông tin trong các bài viết sau.

 Báo cáo số 03, ngày 14/2/2019 của Chi cục kiểm lâm Hòa Bình thống kê: "Tính đến 31/12/2018 đã phát hiện 48 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 24 vụ so với năm 2017. Phát hiện 7 vụ phá rừng trái phép luật (diện tích rừng bị phá là 2,91ha), khai thác rừng trái phép có 4 vụ... 

 

Phạm Ngọc