Bàn về lòng tự trọng và văn hóa từ chức
Cập nhật lúc 21:41, Thứ bảy, 09/08/2014 (GMT+7)
Văn hóa từ chức là một văn hoá ứng xử dựa trên lương tri, khi những người lãnh đạo thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì họ sẽ từ chức. Văn hóa từ chức còn cho thấy sự hiểu biết về bổn phận, và trách nhiệm của người nắm giữ chức vụ. (Bùi Trân Phượng, Đại học Hoa Sen, Hoa Sen)
(BVPL) - Văn hóa từ chức là một văn hóa ứng xử dựa trên lương tri, khi những người lãnh đạo thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì họ sẽ từ chức. Văn hóa từ chức còn cho thấy sự hiểu biết về bổn phận và trách nhiệm của người nắm giữ chức vụ.
Chưa hết, ngày 4/8, hiệu trưởng Bùi Trân Phượng và ông Trần Văn Tạo (chủ tịch HĐQT - đã bị bãi miễn) còn đứng ra tổ chức buổi họp báo trá hình tại cơ sở ĐH Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM. Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã bất ngờ xuất hiện “bắt quả tang” và yêu cầu ngừng ngay hành động trái phép này. Tổ chức họp báo trái phép diễn ra trong môi trường sư phạm khi các em sinh viên vẫn đang sinh hoạt và học tập đã tạo nên sự phản giáo giáo dục của những người lãnh đạo nhà trường.
Liên tiếp mắc sai phạm, tuy nhiên trước đông đảo các cơ quan truyền thông, bà Phượng còn đổ lỗi các sai phạm cho Hiệu phó Phạm Thị Thủy, bày tỏ sự “hối hận” khi tin nhầm người. Trước áp lực dư luận và báo chí, bà Hiệu trưởng vẫn khẳng định tiếp tục tại vị và giương cao khẩu hiệu vì tương lai sinh viên và sự phát triển của Hoa Sen.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc từng nói, thời nào cũng vậy, quan chức gắn với trách nhiệm. Có người chức càng to thì hy sinh càng lớn, là người đứng mũi chịu sào nhưng bây giờ quan chức trong thời đại này có hai mặt: Có quyền hành và quyền lợi. Điều này, ngăn cản quan chức trong quyết định có từ chức hay không từ chức.
An Nhiên
.