4 công ty gồm: Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbanhk Beriaya (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Chứng khoán Phương Đông và Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc.

Mức án đúng người đúng tội

Trước đó, trong 02 ngày 8 - 9/2/2018, TAND TP.HCM công khai xét xử sơ thẩm (lần 2) vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn bị VKSNDTC truy tố tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

leftcenterrightdel
 Hai bị cáo tại phiên tòa

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như nguyên là Kiểm soát viên, Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng Viettinbank chi nhánh TP.HCM và bị cáo Võ Anh Tuấn nguyên Phó giám đốc Viettinbank chi nhánh Nhà Bè, Cán bộ văn phòng ngân hàng Viettinbank chi nhánh TP.HCM đã thực hiện âm mưu lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.085 tỷ đồng tiền gửi của 05 công ty: Hưng Yên, An Lộc, Phương Đông, Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty SBBS tại tài khoản của công ty mở tại Viettinbank.

Ở phiên toà sơ thẩm, bị cáo Như và bị cáo Tuấn đều thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình đúng như cáo trạng đã truy tố.

Theo đó, Như cho biết, năm 2010 do mắc nợ số tiền rất lớn nên Như đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền chủ yếu của nhiều ngân hàng và các công ty chứng khoán. Tại thời điểm này, Như biết các ngân hàng và tổ chức tín dụng có nhu cầu gửi tiền rất lớn và để chiếm đoạt được số tiền lớn, Như đã làm giả con dấu của Chi nhánh Viettinbank Nhà Bè sau đó dẫn dụ, lừa phỉnh đại diện 05 công ty gửi tiền vào Vietinbank. Như thừa nhận để các công ty này tin tưởng, Như đã làm giả 05 hợp đồng uỷ thác đầu tư giữa các công ty với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Nhưng sau khi thống nhất hợp đồng thì Như lại đề nghị đại diện các công ty này mở tài khoản tại chi nhánh TP.HCM để dễ dàng làm giả lệnh chuyển tiền đến tài khoản các công ty Như cần thanh toán.

Huỳnh Thị Huyền Như đã thừa nhận làm 05 bộ hợp đồng uỷ thác đầu tư giữa Vietinbank CN Nhà Bè với 05 công ty Hưng Yên, An Lộc, Phương Đông, Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty SBBS và giả chữ ký, giả con dấu của các tổ chức và pháp nhân của các công ty trên. Đồng thời, Như giả chữ ký của Hà Anh Tuấn – Giám đốc Vietinbank CN Nhà bè và Võ Anh Tuấn – PGĐ Vietinbanhk CN Nhà Bè trên các hợp đồng tiền gửi, phụ lục hợp đồng và làm giả mẫu dấu Vietinbank CN Nhà Bè.

Chữ ký và mẫu dấu trên các lệnh chi của Công ty Hưng Yên, Công ty SBBS và chữ ký của bà Yei Pheek Joo, TGĐ Công ty SBBS, chữ ký của Nguyễn Hữu Chương – CTHĐQT của công ty An Lộc trên các lệnh chi cũng do Như làm giả.

Cũng ở các phiên toà trước, bị cáo Võ Anh Tuấn cũng thừa nhận nội dung cáo trạng truy tố là đúng người đúng tội. Tuy nhiên, Tuấn vẫn cho rằng mặc dù đi với Như ra Hà Nội để làm việc với công ty Hưng Yên và thấy Như xưng tên Quyên và chức danh là nhân viên của Tuấn, sau này có bàn bạc qua mail về việc soạn thảo hợp đồng tiền gửi nhưng Tuấn vẫn yên lặng không nói đó là lỗi của Tuấn, Tuấn không biết Như làm như vậy để chiếm đoạt 200.169.459.665 đồng của công ty Hưng Yên.

Đồng quan điểm và chấp nhận đề nghị của VKS, HĐXX tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 mức án tù chung thân, tổng hợp hình phạt là chung thân. Bị cáo Võ Anh Tuấn phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 mức án 7 năm tù và tổng hợp hình phạt cho cả vụ án trước đó là 27 năm tù giam.

Về trách nhiệm dân sự, Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu Huỳnh Thị Huyền Như phải trả số tiền 1.085 tỷ đồng.

Quan điểm bác toàn bộ kháng cáo

Không đồng ý với phán quyết trên, Võ Anh Tuấn và 4 công ty Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbanhk Beriaya (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Chứng khoán Phương Đông và Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc kháng cáo toàn bộ nội dung bản án.

leftcenterrightdel
 Cáo trạng truy tố Huyền Như và Võ Anh Tuấn

Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện VKS giữ nguyên quan điểm, bác toàn bộ nội dung kháng cáo của Võ Anh Tuấn và 04 công ty.

Đại diện VKS đã chỉ ra từng hành vi cố ý lừa đảo, chiếm đoạt của Tuấn đối với những trường hợp cụ thể đó là việc mặc dù biết Huyền Như lấy tên giả là Quyên để huy động tiền của 4 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Thái Bình Dương, Hưng Yên nhưng vẫn vờ như không biết và để mặc cho hậu quả xảy ra.

Bị cáo Tuấn cho rằng bị cáo có cùng một hành vi nhưng lại bị xét xử 02 lần, về điểm này, VKS chỉ rõ: Trong việc lừa đảo 4 công ty trên với tổng số tiền 1.678 tỷ đồng, trong đó riêng công ty Hưng Yên số tiền hơn 200 tỷ đồng, mỗi hành vi lừa đảo là độc lập, tại các thời điểm khác nhau cho nên bị cáo Tuấn phải chịu trách nhiệm với từng hành vi phạm tội của mình. Tại giai đoạn 1 của vụ án, toà xem xét việc chiếm đoạt 1.478 tỷ đồng của 3 công ty, riêng hành vi chiếm đoạt số tiền 200 tỷ đồng của Công ty Hưng Yên do có dấu hiệu phạm tội khác nên đã tuyên huỷ một phần bản án. Trong quá trình điều tra lại sau này, các cơ quan tố tụng truy tố Tuấn và Huyền Như tội lừa đảo chiếm đoạt 200 tỷ đồng của công ty Hưng Yên. VKS khẳng định, đây là hành vi độc lập nên việc xử lý là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Cũng trong 02 ngày xét xử phúc thẩm, các Luật sư cũng như đại diện của 4 công ty yêu cầu xét xử VietinBank chịu trách nhiệm liên đới với các bị cáo trong việc bồi thường cho 4 công ty.

Đại diện VKS cho rằng, Như vì thua lỗ nên đã nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tiền của 4 công ty. Bị cáo Như dùng nhiều thủ đoạn gian dối để tạo niềm tin cho các bên. Sau khi số tiền chuyển vào tài khoản của VietinBank, Như đã giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt. Cụ thể, bị cáo Như cũng giả danh tên Quyên – nhân viên VietinBank chi nhánh Nhà Bè và được sự giúp sức của bị cáo Tuấn.

Tại phiên tòa, Như khai nhận, Như đã gian dối dùng bẫy lãi suất cao để lừa dối các công ty. Như đã làm giả con dấu, làm giả các hợp đồng. Như vậy, chúng ta đã xác định được việc Như thực hiện chuỗi hành vi gian dối để lừa đảo chiếm đoạt của các công ty này. Các công ty này cũng không theo dõi dòng tiền trong tài khoản, bỏ mặc tài khoản. Cũng không ký kết hợp đồng tại ngân hàng, nằm ngoài phạm vi của ngân hàng. Từ sơ hở này, bị cáo Như đã làm giả giấy tờ hợp đồng.

Vậy các công ty này được xác định là nguyên đơn dân sự, VietinBank có quyền và nghĩa vụ liên quan là chính xác. Và việc yêu cầu Như bồi thường cho 4 công ty trên là có căn cứ, nên không có cơ sở yêu cầu VietinBank bồi thường cho 4 công ty.

Kết thúc phần tranh luận, đại diện VKS khẳng định: “Chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm là bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm”.

Ngày 30/5, Tòa sẽ tuyên án.

Hoa Việt