Việc sửa chữa, hoàn thiện RO nằm trong kế hoạch

Sáng 15/1, phiên tòa xét xử vụ án tai biến chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình hồi tháng 5/2017 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo. Bị cáo Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục là người được tòa xét hỏi đầu tiên trong ngày thứ 2 diễn ra phiên tòa.

Hội đồng xét xử tiếp tục làm rõ quá trình ký kết hợp đồng số 315 sữa chữa hệ thống máy lọc nước RO số 2 của bệnh viện giữa bị cáo Dương thay mặt bệnh viện ký với Công ty Thiên Sơn. Bị cáo Dương khai bản thân chỉ ký hợp đồng theo đề xuất của các phòng ban chuyên môn, cụ thể là Phòng Vật tư thiết bị y tế và Phòng Tài chính kế toán và đưa và kế hoạch sửa chữa trong quý 2/2017.

Tuy nhiên, bị cáo Dương khẳng định, bản thân chỉ ký hợp đồng sửa chữa còn thời gian sửa chữa, ai sửa chữa như thế nào là công việc của phòng khoa chuyên môn. Bị cáo Dương chỉ biết việc sửa chữa hệ thống máy lọc nước RO số 2 được thực hiện vào ngày 28/5/2017 khi bị cáo Hoàng Đình Khiếu, Phó giám đốc bệnh viện gọi điện thông báo về một số trường hợp "dị ứng" vào sáng 29/5 - ngày xảy ra sự cố.

leftcenterrightdel
Bị cáo Trương Quý Dương (sau) đến Tòa sáng 15/1 

Đối với hệ thống lọc nước của bệnh viện, bị cáo Dương nói mình nắm rất rõ bệnh viện có 3 hệ thống lọc nước, công suất của từng hệ thống vì đây là tài sản của nhà nước. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng, việc sử dụng từng hệ thống như thế nào vào mục đích nào thì là thẩm quyền của phòng khoa chuyên môn đã được giao thiết bị mà cụ thể là Khoa Hồi sức tích cực.

Khi được hỏi về việc cần thời gian bao lâu khi cần tiến hành xét nghiệm mẫu nước sau khi sửa chữa, bị cáo Dương trả lời dù không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này nhưng biết là cần xét nghiệm và thời gian để có kết quả xét nghiệm là khoảng 1 tuần. Tuy nhiên bị cáo này cũng phân trần rằng, việc sửa chữa, vận hành thuộc thẩm quyền của phòng, khoa chuyên môn và bị cáo chỉ nhận được báo cáo khi có trường hợp bất thường.

Về vấn đề phân công người phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo, tòa yêu cầu bị cáo Dương giải thích vì sao vào năm 2010 khi thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo thuộc Khoa Hồi sức tích cực đã ký ban hành quyết định giao cho bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến phụ trách đơn nguyên nhưng sau khi điều chuyển bác sĩ Tiến sang khoa khác lại không phân công người phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo?

Bị cáo Dương giải thích, vào năm 2010 để thực hiện hợp đồng chuyển giao kỹ thuật lọc máu với Bệnh viện Bạch Mai nên việc giao quyết định phân công bác sĩ Tiến phụ trách tạm thời là cần thiết. Còn sau đó, khi hoạt động chạy thận trở thành hoạt động thường quy của bệnh viện thì ban giám đốc không cần ra quyết định phân công phụ trách vì đây là thẩm quyền của trưởng khoa, phòng. "Đây là lĩnh vực chuyên môn nên Khoa Hồi sức tích cực phân công cho ai bị cáo cũng không nắm được", bị cáo Dương khai đồng thời cho biết chưa từng nhận được báo cáo hay đề xuất gì của Khoa Hồi sức tích cực về việc này.

Tòa hỏi về trách nhiệm của bị cáo đối với sự cố ngày 29.5 khiến 9 người tử vong, nguyên Giám đốc Bệnh viện giãi bày rằng trách nhiệm liên quan tới nhiều bộ phận và bản thân mình cũng chưa biết nguyên nhân nào trực tiếp, nguyên nhân nào là gián tiếp nhưng ngay từ đầu bản thân bị cáo đã nhận trách nhiệm và bị cách chức ngay sau sự cố.

Bị cáo Dương cho biết thêm, việc sửa chữa, hoàn thiện RO nằm trong kế hoạch, được bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch từ 2017. Trên cơ sở đó, bị cáo chỉ đạo phòng ban chức năng đưa vào kế hoạch sửa chữa trong quý 2. Thấy hệ thống hoạt động yếu hơn bình thường, mời kỹ thuật xem xét đánh giá, khoa và phòng vật tư đề xuất sửa chữa, khắc phục trong quý 2. Trên cơ sở đó giao phòng ban làm thủ tục theo đúng quy trình đã quy định của bệnh viện.

Phòng ban chuyên môn làm thủ tục đầy đủ, chiều 25/5, thay mặt BV ký hợp đồng với Thiên Sơn đưa vào kế hoạch sửa chữa quý 2/2017. Vì BV không đủ năng lực sửa chữa nên phòng ban chuyên môn đề xuất thuê Thiên Sơn sửa hệ thống này. RO số 2 mua bằng kinh phí của BV, hoàn toàn không liên quan tới Thiên Sơn.

Trình tự thủ tục và lý do sửa chữa hệ thống RO số 2, ngày 28.5 là hoạt động nằm trong kế hoạch củng cố thiết bị tốt hơn đỡ hỏng chứ thực tế hệ thống RO số 2 chưa hỏng. Minh chứng là ngày 27 vẫn đủ cung cấp nước chạy cho 4 ca.

BV đa khoa tỉnh là BV lớn nên giao cho 2 phòng đầu mối, có nhiệm vụ quyền hạn phối hợp với bộ phận khác. Trong đó có Phòng Vật tư thiết bị là đầu mối về kỹ thuật. Phòng Tài chính kế toán có chứng năng về tài chính .

Chuyển giao hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn và công ty Trâm Anh

Khai báo trước tòa, bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn, người trực tiếp ký hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về việc sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 khẳng định, Thiên Sơn ký hợp đồng để Công ty Trâm Anh của Bùi Mạnh Quốc thay Thiên Sơn thực hiện hợp đồng đã ký với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vì biết Quốc có đủ năng lực, trình độ làm việc này vì Quốc đã làm cho Thiên Sơn rất nhiều hợp đồng.

“Trước đây, Quốc là kỹ sư trưởng của Công ty Minh Hoàng làm cho Thiên Sơn rất nhiều. Sau này Quốc thành lập Công ty Trâm Anh thì cũng ký với Thiên Sơn 4-5 hợp đồng. Từ khi làm việc với Quốc thì thấy Quốc rất chăm chỉ, chịu khó và rất giỏi”, bị cáo này khai.

Theo Giám đốc Công ty Trâm Anh, thì việc giám sát sữa chữa thuộc về chủ đầu tư là bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chứ Thiên Sơn không có trách nhiệm giám sát. Hơn nữa, trong quá trình sửa chữa cho tới khi sự cố xảy ra, bị cáo Quốc không có bất cứ thông báo nào cho Thiên Sơn và cũng chưa thực hiện việc bàn giao theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên nên Thiên Sơn không thể giám sát được.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh phiên xét xử

“Khi nào có kết quả xét nghiệm nước thì Quốc mới bàn giao cho Thiên Sơn và Thiên Sơn mới bàn giao cho bệnh viện được. Thực tế Thiên Sơn chưa bàn giao bằng bất cứ hình thức nào cho bệnh viện mà bệnh viện đưa vào sử dụng thì không thể nói là Quốc làm sai”, bị cáo Tuấn khai.

Bị cáo Tuấn cũng cho biết, trong quá trình liên doanh, liên kết giữa Thiên Sơn và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình trong việc thuê máy chận thận chưa từng có tình trạng việc chạy thận phải dừng lại toàn bộ do hệ thống lọc nước RO hư hỏng vì bệnh viện luôn có 1 hệ thống lọc nước để dự phòng khi hệ thống khác sửa chữa và chờ xét nghiệm mẫu nước.

“Thực tế là trước đó hệ thống lọc nước của bệnh viện đã phải thực hiện việc sửa chữa nhiều lần nhưng chưa bao giờ có trường hợp phải dừng việc chạy thận”, bị cáo này nói.

Theo cáo trạng, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, bị cáo Đỗ Anh Tuấn đã thiếu trách nhiệm khi bỏ mặc Quốc tự mua hàng hóa, tự liên hệ với Trần Văn Sơn để thực hiện việc sửa chữa. Bên cạnh đó, bị cáo này cũng không nhắc nhở, cảnh báo bị cáo Quốc về việc đảm bảo chất lượng nguồn nước sau sửa chữa, không đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào vận hành khi chưa xét nghiệm nước.

leftcenterrightdel
Trao đổi giữa luật sư và bị cáo 

Bị cáo Bùi Mạnh Quốc, nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh, người thực hiện việc sửa chữa hệ thống máy lọc nước RO số 2 khẳng định không dùng hóa chất HCL và HF không được Bộ Y tế cấp phép để sục rửa màng lọc hệ thống lọc nước RO số 2 của bệnh viện mà chỉ “vệ sinh vỏ màng lọc”.

 “Khi đó bị cáo thay màng thấy bẩn quá mới dùng hóa chất để rửa lại”, bị cáo Quốc khai và cho biết, lượng hóa chất mà bị cáo này dùng để “vệ sinh vỏ màng lọc” là khoảng 4-5 lít trong khi sục rửa thì mỗi hệ thống lọc nước của bệnh viện phải mất khoảng 25 lít hóa chất.

Nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh cũng cho biết nắm rất rõ hệ thống lọc nước của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và còn là người trực tiếp hướng dẫn các điều dưỡng về việc vận hành hệ thống

Nhóm PV