Sau 1 tuần xét xử, hôm nay, TAND TP.HCM đã tuyên án, vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với hành vi phạm tội của Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng Xây dựng. Trong vụ án này, ngoài bị cáo là nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình, còn có 4 bị cáo là Tổ trưởng, tổ phó tổ giám sát, Phó phòng kiểm tra giám sát Ngân hàng Đại Tín/Ngân hàng Xây dựng.

leftcenterrightdel
 HĐXX tuyên án

Theo đó, ngoài bị cáo Đặng Thanh Bình phải chịu mức án 3 năm tù, các bị cáo khác còn lại là Hà Tấn Phước bị tuyên án 2 năm tù,  Lê Văn Thanh 2 năm 6 tháng tù, Phạm Thế Tuân 1 năm tù, bị cáo Ngô Văn Thanh chịu mức án 1 năm 6 tháng tù. Tổng cộng số tháng tù mà 4 bị cáo này phải chịu là 84 tháng tù giam

leftcenterrightdel
 Bên cạnh bị cáo Đặng Thanh Bình là 4 bị cáo nguyên là Tổ trưởng, Tổ phó... Tổ giám sát ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng Xây dựng

HĐXX nhận định, bị cáo Hà Tấn Phước - nguyên Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát Ngân hàng Đại Tín trong thời gian từ 14/2/2012 đến 15/10/2013, với nhiệm vụ quyền hạn Tổ trưởng Tổ giám sát đã thiếu trách nhiệm liên đới gây hậu quả thiệt hại số tiền hơn 3.455 tỷ bị Phạm Công Danh và đồng phạm rút ra khỏi Ngân hàng Xây dựng để sử dụng mà không thu hồi được.

Bị cáo Lê Văn Thanh – nguyên Chánh thanh tra, giám sát  Ngân hàng Nhà nước  chi nhánh  tỉnh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát ngân hàng Xây dựng chịu mức án có trách nhiệm liên quan đến việc giám sát đối với 5 giao dịch mà bị án Phạm Công Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng Xây dựng. Trong đó khoản tiền ngân hàng Xây dựng đưa 1.706,12 tỷ đồng sang gửi thị trường 2 tại Tienphongbank và đưa 3.070 tỷ đồng sang gửi tại BIDV, Tổ giám sát đồng ý nhưng không giám sát và yêu cầu thu hồi tiền gửi để Phạm Công Danh sử dụng 2 khoản tiền trên làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Danh tại 2 ngân hàng này, gây thiệt hại 4.290.972.617.055 tỷ đồng. Đối với 3 giao dịch còn lại, ngân hàng Xây dựng không xin ý kiến hoặc xin ý kiến nhưng Tổ giám sát không đồng ý, khoản tiền này sau đó được Phạm Công Danh sử dụng vào mục đích cá nhân không thu hồi được gồm: Khoản 300 tỷ đồng vay cầm cố sổ tiết kiệm, khoản 3.750 đồng cho 10 doanh nghiệp vay 12 khoản vay, gây thiệt hại 1.600.670.502.800 tỷ đồng, khoản tạm ứng 400 tỷ đồng thuê trụ sở.

Tổng thiệt hại mà bị cáo Lê Văn Thanh phải chịu trách nhiệm vì đã có hành vi thiếu trách nhiệm là 6.591.643.119.855 đồng vì đã bị Phạm Công Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng mà không thu hồi được.

Bị cáo Phạm Thế Tuân nguyên Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương CN TP.HCM, Tổ phó tổ giám sát  ngân hàng Xây dựng có trách nhiệm đối với hậu quả trong việc Phạm Công Danh rút số tiền 1.854 tỷ đồng Tổ giám sát đồng ý cho gửi thị trường 2 tại Sacombank nhưng không giám sát, yêu cầu thu hồi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác để Phạm Công Danh lợi dụng hợp đồng tiền gửi này làm tài sản đảm bảo cho các công ty của Danh vay tiền, gây thiệt hại gần 1.836 tỷ đồng; khoản tiền vay của Công ty Đại Hoàng Phương và Công ty Thịnh Quốc gây thiệt hại hơn 471 tỷ đồng; khoản uỷ thác Công ty Quỹ Lộc Việt 903 tỷ đồng; khoản tạm ứng thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành gây thiệt hại 181 ,6 tỷ đồng; khoản nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại 63,276 tỷ đồng. Tổng cộng hơn 3.454 tỷ đồng.

Bị cáo Ngô Văn Thanh, nguyên Phó Phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN chi nhánh Long An, Tổ viên Tổ giám sát Ngân hàng Đại Tín phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả trong việc bị án Phạm Công Danh rút 3 khoản tiền gửi thị trường 2 gồm: 1.854 tỷ đồng gửi tại Sacmbank, khoản 3.070 tỷ đồng gửi tại BIDV, khoản 1.706,12 tỷ đồng gửi tại Tienphongbank, gây thiệt hại hại tổng cộng hơn 6.126 tỷ đồng. Ngô Văn Thanh cũng phải chịu trách nhiệm đối với khoản vay của Công ty Đại Hoàng Phương và Công ty Thịnh Quốc gây thiệt hại hơn 471 tỷ đồng; khoản uỷ thác Công ty Quỹ Lộc Việt gây thiệt hại 903 tỷ đồng; khoản tạm ứng thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành gây thiệt hại 62,276 tỷ đồng; khoản nâng cấp hệ thống Corebankinh gây thiệt hại 63,276 tỷ đồng; khoản rút tiền thông qua cho vay cầm cố sổ tiết kiệm gây thiệt hại 300 tỷ đồng; khoản cho 10 doanh nghiệp vay 12 khoản kinh doanh vật liệu xây dựng gây thiệt hại hơn 1.600 tỷ đồng; khoản thuê trụ sở 816 Sư Vạn Hạnh gây thiệt hại 400 tỷ đồng. Tổng cộng hơn 10.046 tỷ đồng.

Hoa Việt