Đại diện VKSND tỉnh Cà Mau giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án là KSV Phạm Thị Hiền và KSV Trang Hoàng Anh

Trong phần xét hỏi, bị cáo Đỗ Minh Thống luôn quanh co không thừa nhận theo nội dung cáo trạng đã truy tố, bị cáo Phan Phương Đông cho rằng bị cáo Thống không tham ô nên mình không giữ vai trò giúp sức.

leftcenterrightdel
 Các bị cáo đang nghe cáo trạng truy tố

Lần lượt đối lại các câu hỏi trên, đại diện VKS 1 lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Minh Thống, nguyên Kế toán Phòng khám Sông Đốc được xác định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao từ ngày 1/1/2006 - 31/12/2015, Đỗ Minh Thống không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, mặc dù Phòng khám Sông Đốc có Thủ quỹ nhưng khi Thống ứng tiền, thanh toán tiền từ Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời về không giao tiền cho Thủ quỹ quản lý mà vừa làm Kế toán, vừa quản lý thu chi tiền của Phòng khám Sông Đốc.

Thống không cập nhật đầy đủ số liệu thu, chi, các nguồn kinh phí của đơn vị, mà tự quản lý tiền rồi lên thu, chi đồng thời và yêu cầu Thủ quỹ ký để hợp thức các khoản thu và chi của Phòng khám Sông Đốc. Khi thanh toán nhiều hơn số tiền tạm ứng không nhập quỹ đơn vị, lập các chứng từ khống để thanh toán, không lưu giữ chứng từ kế toán, chiếm đoạt số tiền từ các nguồn kinh phí hoạt động; Lương y tế khóm, ấp; Kinh phí bảo hiểm y tế; Kinh doanh dược. Theo đó, bị cáo Đỗ Minh Thống đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 1.193.915.078 đồng.

Đối với bị cáo Phan Phương Đông, bác sỹ, nguyên Trưởng phòng khám được xác định là đã giúp sức cho bị cáo Thống đoạt 122.890.000 đồng tiền dầu chạy máy phát điện và tiền sửa chữa 5 công trình của năm 2012. Từ năm 2006- 2012 Phan Phương Đông và Phan Minh Thống bàn bạc thu viện phí bằng lai chợ khai man số liệu kế toán gây thiệt hại cho Ngân sách 357.697.156 đồng.

leftcenterrightdel
 Đại diện VKSND tỉnh Cà Mau trong phần xét hỏi

Lập luận lại câu trả lời của bị cáo Thống khi cho rằng không lưu giữ chứng từ kế toán là lỗi khách quan, đại diện VKSND tỉnh Cà Mau cho rằng, đó là lỗi cố ý bởi lẽ nếu là lỗi khách quan như bị cáo khai do di dời để sửa trụ sở làm việc bị thất lạc chứng từ kế toán thì bị cáo Thống phải báo cáo lãnh đạo, báo cáo với tập thể phải và phải tự mình khôi phục lại bằng việc sao lục, phục hồi những chứng từ đã mất, nhưng suốt quá trình điều tra bị cáo lại cho rằng chứng từ cơ sở chỉ lưu trữ 5 năm, bị cáo tự đặt cho mình là thời gian lưu trữ chỉ 5 năm.

Trong khi theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật kế toán năm 2003 và Điều 38 nghị Định 128 ngày 31/5/2004 của chính phủ thì tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báp cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm.

Đối với việc tính số tiền thuốc mà bị cáo Thống chiếm đoạt, ngay từ giai đoạn điều tra, bị cáo Thống đã khiếu nại và cho rằng tiền thuốc giai đoạn 2006-2010 Cơ quan Điều tra dựa vào số liệu từ sổ quỹ là không chính xác, bị cáo cho rằng muốn  tính tiền thuốc giai đoạn này tối thiểu phải có số dư đầu kỳ của năm 2005 chuyển sang của 2 nguồn BHYT và thuốc kinh doanh, hóa đơn nhập thuốc của các công ty giai đoạn 2006-2010.

Đại diện VKS cho rằng việc tính tiền thuốc dù ở giai đoạn nào cũng cần phải tính số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Tuy nhiên trong vụ án này ngay phần đầu của bản Luận tội tôi đã nhận định và phân tích bị cáo Đỗ Minh Thống đã cố ý không lưu trữ chứng từ kế toán bị cáo đã bỏ mặc cho hậu quả của việc mất mát chứng từ xảy ra.

Cho dù là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan việc không lưu trữ chứng từ kế toán hay để thất lạc chứng từ kế toán của bị cáo Thống là vi phạm pháp luật về kế toán như đã phân tích nêu trên và bị cáo Thống phải chịu mọi hậu quả mà việc mất mát chứng từ do bị cáo gây ra. Nhưng bị cáo hầu như không thấy được những việc làm không đúng quy định của bản thân.

Bị cáo luôn cho rằng tài liệu ở cơ sở chỉ lưu giữ 5 năm, muốn tính được tiền thuốc phải có số dư phải có hóa đơn GTGT mới tính toán được tiền thuốc, mới buộc tội bị cáo được. Vấn đề mà bị cáo đặt ra như là 1 lời thách thức đánh đố các cơ quan pháp luật. Nhưng dù khó khăn đến đâu Đảng và nhà nước ta vẫn có những cách giải quyết . Đó là việc ra đời của Chỉ thị số 50/CT/TW ngày 7 tháng 12 năm 2015 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện và xử lý vụ việc vụ án tham nhũng đã chỉ đạo “Làm rõ đến đâu xử lý đến đó”.

Trong vụ án này không có tài liệu về số dư đầu kỳ thì coi như không có số dư đầu kỳ. Việc tính số dư đầu kỳ bằng 0 là cách tính có lợi cho bị cáo. Không có hóa đơn GTGT nhưng Cơ quan điều tra đã thu được sổ quỹ  trong sổ quỹ có ghi đầy đủ  số phiếu thu, phiếu chi ngày tháng thu chi, số tiền cụ thể chi mua thuốc và số tiền thu được từ bán thuốc có chữ ký của thủ quỹ và kế toán, hàng tháng đều được đối chiếu khớp với nhau giữa chứng từ kế toán và sổ ghi chép của thủ quỹ, có chữ ký của kế toán và thủ quỹ đây là chứng cứ không thể chối cãi và cũng là lời buộc tội đối với bị cáo Đỗ Minh Thống .

leftcenterrightdel

 Phiên tòa diễn ra công khai nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân.

Ngoài ra sau khi có cáo trạng, bị cáo Thống làm đơn kêu oan cho rằng kết luận bị cáo chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng tiền thuốc là không có cơ sở bởi vì giai đoạn 2006-2010 anh Nguyễn Minh Thuận ký nhận phiếu chi mua thuốc, giai đoạn 2010-2015 các nhà thuốc ký nhận tiền.

Tại phiên toà hôm nay, đại diện VKS khẳng định, việc bị cáo cho rằng cuối năm 2010 PKSĐ nợ các nhà thuốc 1,4 tỷ  nhưng bị cáo không báo cáo lãnh đạo, không báo cáo tập thể, Sổ quỹ của đơn vị thể hiện hàng tháng giữa thủ quỹ và kế toán có đối chiếu và có ký xác nhận việc thu chi của tháng, cuối năm 2010 quỹ đơn vị còn 86 triệu đồng không ghi nợ gì có 3 bên (Thủ quỹ, kế toán và TTđơn vị ký xác nhận số liệu là đúng).

Mặc khác nếu PK mượn nguồn để chi thì khi có nguồn phải trả lại. Hoặc mượn tiền thuốc ở phiếu chi nào? Chi cho hoạt động nào của đơn vị? và phải có 1 Tài khoản treo nợ như Giám định viên tại Tòa đã giải thích theo quy định của PL về kế toán. Không chỉ nghe bị cáo nói 1 câu mượn nguồn chi là đều được chấp nhận bởi vì Điều 6 Luật kế toán 2003 quy định nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và trung thực….

Đối với khiếu nại của bị cáo Thống về việc tách 35% dịch vụ y tế, tại toà bị cáo Đông cho rằng trong số tiền hơn 357 triệu có 90 triệu là BHYT, cả 2 bị cáo đều cho rằng phòng khám Sông Đốc không phải diện nộp 35% viện phí thì đại diện VKS khẳng định quan điểm trên của 2 bị cáo là không đúng vì : không có văn bản nào cho phép PKSĐ không phải nộp. như Giám định viên tại Tòa và Ông Vẹn kê toán TTYT đã trình bày tại Tòa. Mặt khác xã hội hóa y tế là chủ trương chung toàn xã hội không riêng gì PKSĐ nhưng tất cả đều phải nộp 35% viện phí  .

Đối với việc chiếm đoạt nguồn kinh phí hoạt động, Tại phiên Tòa bị cáo Đông cho rằng: Do PKSD kinh phí gặp khó khăn, khách nhiều nên phải thanh khống  số tiền 131 triệu  tiền dầu và đã chi hết cho tập thể như tiếp khách, mua máy, nên bị cáo Thống không  tham ô bị cáo không phải giúp sức.

Đối lại quan điểm trên, đại diện VKS lần lượt chỉ ra những cơ sở để khẳng định hành vi phạm tội của 2 bị cáo. Theo đó, VKS khẳng định, qua hồ sơ điều tra cho thấy không có cơ sở chấp nhận.

Quá trình điều tra Bị cáo Phan Phương Đông đã nhìn nhận toàn bộ hành vi sai phạm pháp luật của mình tích cực hợp tác với các cơ quan tố tụng điều tra vụ án. và đã tác động gia đình nộp 70.000.000 đồng cho Cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả .

Tuy nhiên tại Phiên tòa này bị cáo Đông chỉ thừa nhận làm sai chi sai nguyên tắc, còn bị cáo không phạm tội tham ô do bị cáo Thống không tham ô thì bị cáo không phải giúp sức,hnhưng quá trình điều tra bị cáo Thống đã thừa nhận sử dụng cá nhân 16.905.184 đ .

Vì vậy bị cáo là người giúp sức để bị cáo Thống tham ô. Phần chi tiếp khách ở phần thanh toán khống tiền dầu không được chấp nhận nên các bị cáo phải cùng chịu chung.

Kết phần luận tội, đại diện VKS khẳng định, từ những phân tích nêu trên khẳng định cáo trang số 29/CT-VKS-P1 ngày 27 tháng 9 năm 2019 của VKSND tỉnh Cà Mau đã truy tố các bị cáo: Đỗ Minh Thống và Phan Phương Đông về tội “Tham ô tài sản”, theo điểm a khoản 4 điều 353 BLHS và bị cáo Phan Phương Đông về tội “Tham ô tài sản”, theo điểm d khoản 2 điều 353 BLHS và truy tố 2 bị cáo Phan Phương Đông và Đỗ Minh Thống về tội “ Vi phạm qui định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 điều 222 BLHS là hoàn toàn có căn cứ đúng người đúng tội và đúng pháp luật.

Theo đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên xử đối với  Đỗ Minh Thống 20 năm tù về tội tham ô, 3-4 năm tù về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” Áp dụng Điều 55 BLHS Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Tổng hợp hình phạt của 2 tội là : 23 - 24 năm tù. 

Đối với bị cáo Phan Phương Đông tuyên xử về tội “Tham ô” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Hình phạt  5-6  năm tù tội tham ô tài sản, 2-3 năm tù tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”  Tổng hợp hình phạt bị cáo Phan Phương Đông phải chịu là  7-9  năm tù.

Ngày 23/3 tòa tuyên án.

 

 

 

Hoa Việt