Quy trình thẩm vấn có nhiều sai sót và mang màu sắc chủ quan của cảnh sát.
 
 
Cooley và Young đưa Patrice vào phòng bên cạnh phòng thẩm vấn số 6 để Patrice có thể nghe giọng của Ernest.
 
Với những thủ thuật trong nghề, cảnh sát không mất nhiều thời gian để có được lời thú tội của Ernest về việc đã hãm hiếp Patrice McGee. Họ sau này đã phủ nhận việc dụ Ernest thú nhận tội hiếp dâm và họ sẽ bỏ qua hàng loạt tội ăn cắp mà anh này đã gây ra trước đó. Thậm chí sau này, Ernest còn khai rằng cảnh sát đã đe dọa mình, ném sách vào mặt với nhiều lời đe dọa.
 
Sau khi Patrice đi ra ngoài, những cán bộ điều tra đưa cho Ernest một tờ khai với những dòng được đánh máy sẵn rằng: Tôi viết lời thú nhận này bằng văn bản, thừ nhận rằng những lời khai dưới đây là hoàn toàn tự do và đã hiểu rõ những quyền của mình được hưởng dù không được ghi ra trên giấy này”.
 
Và Ernest đã viết những lời khai giống như những gì Patrice McGeee khai với cảnh sát.
 
Toàn bộ quá trình này diễn ra chưa tới 3h đồng hồ, 10 ngày sau vụ hiếp dâm xảy ra. Cuối cùng Ernest đã thú nhận và sẽ bị đưa ra tòa xét xử.
 
Phiên xử Ernest Miranda là một phiên tòa có nhiều yếu tố khác lạ. Các nhân chứng của vụ án là nạn nhân Patrice, em gái cô này, 2 viên sĩ quan Cooley và Young, cùng với tờ tự ghi lời thú tội của Ernest. Trong khi đó, không có nhân chứng nào đứng về phía bị cáo. Luật sư bào chữa cho anh là một ông già đã 73 tuổi có cái tên Alvin Moore. Ông này khăng khăng rằng bản ghi lời thú tội của Ernest là do bị cưỡng chế và vì thế hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
 
Luật sư Moore đã được tòa chỉ định và cũng miễn cưỡng theo vụ của Ernest. Ông là người đã chấp nhận mức phí 100 đô la để bào chữa cho những người nghèo trong quận. Đặc biệt, trước khi nhận lời bào chữa cho Ernest, ông đã bỏ theo các vụ án hình sự được một vài năm, theo như lời ông kể với nữ phóng viên Liva Baker.
 
Moore thường hay hài hước: “Khi gắn bó với những tên tội phạm, ban cũng bắt đầu suy nghĩ giống tội phạm.”
 
Sau khi xem qua hồ sơ của Ernest Miranda, luật sư Moore cảm thấy bào chữa là một việc vô ích. Trong vài tuần tới, Ernest sẽ gặp những bác sỹ tâm thần để được kiểm tra.
 
“Thậm chí cho dù Ernest có được kết luận là thần kinh bất bình thường, anh ta vẫn bị kết tội”. Moore nói.
 
Phiên xử sơ thẩm
 
Patrice là người đầu tiên đứng ra khai trước tòa. Cô trình bày cho bồi thẩm đoàn nghe những gì đã xảy ra vào đêm cô bị hiếp dâm. Cô vẫn đang bị tổn thương rất nhiều sau lần bị hãm hại.
 
Tiếp theo, Cooley đứng ra làm chứng, anh này khai rằng đã mất nhiều thời gian để có được lời thú nhận của nghi phạm trong tình trạng hoàn toàn tự nguyện.
 
Tuy nhiên luật sư bào chữa Moore phản đối điều này. Ông cho rằng cảnh sát đã vi phạm điều luật liên bang về thẩm vấn và điều đó không thể chấp nhận được. Viên luật sư này đã hỏi cảnh sát Cooley về quy trình và cách thức lấy lời khai của Ernest.
 
- Ông có thông báo quyền của nghi phạm lúc chuẩn bị thẩm vấn? Luật sư Moore hỏi.
 
- Đúng, thưa Ngài. Những dòng đầu tiên trên tờ thú tội của Ernest là những quyền của anh ấy. Tôi đã đọc to đoạn đó cho anh ta nghe.” Cooley trả lời.
 
- Anh đã không nói với Ernest rằng anh ấy có quyền được mời luật sư và có quyền im lặng cho tới khi gặp được luật sư không?
 
- “Không, thưa Ngài”. Cooley trả lời.
 
Phiên xử sẽ tiếp tục thế nào? Mời các bạn đón đọc Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 5) vào SÁNG SỚM ngày 8/2/2014.
 
Theo Khampha