Đó là một ngày trọng đại đối với Ness và đồng đội của ông.
 

Eliot Ness ngày càng thành công trong việc phát hiện và đóng cửa những cơ sở làm ăn của Al Caponel. Ông cùng những đồng đội của mình sẵn sàng đưa ra hàng ngàn tài liệu đầy ấn tượng về sự vi phạm luật pháp trắng trợn của Al Capone trong trường hợp mục đích đánh vào tội danh trốn thuế của ông trùm bị thất bại.

 
Ness nảy ra một ý tưởng dùng đòn tâm lý đánh vào lòng tự phụ của Al Capone, một điều mà trước đó hầu như chưa ai cố gắng tới. Ông cho rửa sạch, sửa sang tất cả các xe tải mới bị bắt của băng phái ông trùm và xếp thành từng hàng đẹp.
 
Ness gọi điện tới tổng hành dinh ở khách sạn Lexington của ông trùm và yêu cầu được nói chuyện với hắn.
 
“Này, Snorkey” Ness gọi ông trùm bằng cái tên chỉ những bạn bè thân cân nhất mới dùng để gọi hắn. Tao chỉ muốn báo cho mày biết nếu mày nhìn qua cửa sổ, hướng ra đại lộ Michiagan lúc 11h thì có điều rất thú vị dành cho mày”.
 
“Cái quái gì thế?”, giọng nói của Capone lộ rõ vẻ tò mò.
 
“Cứ xem đi rồi sẽ thấy”, Ness đáp và cúp máy.
 
Đoàn xe diễu qua tổng hành dinh Lexington của Al lúc 11h hôm đó. Cả đoàn đi rất chậm, cố gắng chọc giận kẻ đang ngồi trong phòng đang điên lên vì tức giận. Ness có thể thấy rõ sự tức tối của những người đứng trên ban công căn phòng dành cho Capone vào lúc đó.
 
Như vậy, cảnh sát đã tỏ rõ cho Capone biết họ sẵn sàng làm mọi điều có thể để đưa hắn ra tòa. Đó là một ngày trọng đại đối với Ness và đồng đội của ông. “Điều chúng ta làm hôm nay sẽ là điều táo bạo nhất trong lịch sử. Chúng ta sẽ cho chúng biết đội The Untouchables (đội của Ness) đang chuẩn bị để chiến đấu tới cùng.
 
Ness đã thành công trong việc khiến Capone phải bực bội. Ngay sau khi “đoàn diễu hành” khuất dạng, Capone lồng lộn như phát điên trong hành lang khách sạn, đập phá mọi thứ hắn thấy. Ness đã không chỉ làm Capone tức, ông còn giáng một cú đích đáng vào công việc làm ăn kinh doanh của hắn. Những thứ giá trị hàng triệu đô la bị thu giữ hoặc phá hủy, hàng ngàn ga-lông bia và rượu bị bắt và gây thiệt hại chưa từng có.
 
Việc nghe lén những cuộc điện thoại của Capone cũng cho thấy sự lụn bại của băng tội phạm lớn này. Chúng phải giảm số tiền “cúng” cho các nhà lãnh đạo tham nhũng trong chính quyền. Bia bắt đầu được nhập khẩu thay vì mua từ các nguồn bán lậu trước đó. Lượng bia mà Capone bị thất thu một ngày là khoảng 20.000 gallon (tương đương 75.000 lít).
 
Chiến dịch của chính phủ chống lại Capone kết thúc vào mùa xuân năm 1931. Luật pháp Mỹ quy định rằng, khi tìm được chứng cứ thì phải xét xử, không được để vụ án kéo dài quá 6 năm. Và vì thế các chứng cứ về vụ án của Al Capone được thu thập từ năm 1924 phải được đưa ra làm căn cứ xét xử xong trước ngày 15/3/1931.
 
Ngày 13/3, Tòa đại hình liên bang họp về việc chính quyền Mỹ buộc tội Capone trốn 32.488 USD tiền thuế trong năm 1924. Tòa quyết định khởi tố hắn, nhưng không thông báo tin này ra ngoài.
 
Ngày 5/6, Tòa đại hình họp trở lại và buộc Capone 22 tội, chủ yếu là trốn thuế với số tiền lên tới 200.000 USD. Một tuần sau đó, lời buộc tội thứ ba được đưa ra dựa vào những chứng cứ đã thu thập được của Ness và cộng sự.
Capone và 68 thủ hạ của hắn bị cáo buộc đã vi phạm luật Volstead hơn 5.000 lần. Al sẽ bị xử về tội trốn thuế, tiếp theo là về tội vi phạm luật cấm nấu và bán rượu. Nếu bị kết án với đủ bằng chứng, Capone nhiều khả năng phải chịu 34 năm tù. Thấy rõ trước tương lai không mấy sáng sủa của thân chủ, các luật sư của Capone đã gặp và đưa ra một đề nghị với công tố viên Johnson: Capone sẽ nhận tội để đối lấy việc hắn được xử một mức án nhẹ. Johnson, trước đó đã thảo luận việc này với Irey và Giám đốc mới của Kho bạc Mỹ là Ogden Mills, chấp nhận đề nghị này và cho biết Capone sẽ phải chịu mức án 2-5 năm.
 
Tại sao chính quyền Mỹ, sau bao nhiêu cố gắng, lại chấp nhận dành cho Capone một mức án nhẹ như vậy? Mời các bạn đón đọc Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ (Kỳ 24) vào SÁNG SỚM ngày 24/12/2013.
 
Theo Khampha
Tin tức liên quan