Hoạt động gián điệp của mình bị bại lộ, Jay lái xe tới đại sứ quán Israel tại Washington yêu cầu sự giúp đỡ.
 
 
Tại sao Jay không được Israel cứu? Lý do này không được công bố chính thức, tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng quan hệ giữa Israel và Mỹ thời điểm đó không tốt. Israel không thể cho Jay tị nạn. 
 
Phía Israel hoàn toàn phủ nhận việc liên quan đến hoạt động gián điệp của Jay. Theo họ, kế hoạch của Jay là kế hoạch đơn lẻ. Phía họ không hay biết.  Thậm chí, Israel còn giao lại cho Mỹ những tài liệu đã nhận được từ Jay.
 
Khi biết bị bỏ rơi, Jay quyết định khai mọi hoạt động của mình nhưng vẫn khẳng định mình không phản bội nước Mỹ.
 
Anne bị truy tố về tội danh bao che, cất giữ và sử dụng trái phép những thông tin quốc phòng. Bản án dành cho Anne ít nhất là 5 năm tù giam.
 
Phía luật sư của Jay muốn tòa đảm bảo không áp dụng án tử hình cho Jay nêu như Jay đồng khai nhận toàn bộ hành vi của mình và nhận tội.  Sau nhiều phiên xét xử, Jay đã bị tuyên án chung thân.
 
Bản án dành cho Jay gây nhiều tranh cãi bởi trước đây, nhiều trường hợp hoạt động gián điệp cho nước đồng minh đã bị bắt giữ, tuy nhiên, bản án dành cho họ không quá 14 năm tù giam.
 
Ngay sau khi phán quyết được công bố, Jay được chuyển đến bệnh viện của nhà tù liên bang tại Springfield, Missouri. Jay bị quản thúc ở đây hơn một năm để điều trị chứng bệnh tâm lý của mình của mình trước khi bị chuyển đến nhà tù tại Marion, Illinois. Nhà tù ở Marion được coi là an ninh và quản thúc tù nhân khắt khe. Mỗi tù nhân chỉ được phép ra khỏi buồng giam của mình một giờ mỗi ngày.
 
Tháng 3/1990, Anne được thả tự do sau 3 năm 4 tháng chịu án. Cuối năm đó, cô nhận được đơn ly dị của Jay.
 
Trong thời gian chịu án, Jay nhận được sự ủng hộ của một người phụ nữ Do Thái nhưng mang quốc tịch Canada tên là Esther Zeitz. Hai người thường xuyên trao đổi thư từ với nhau. Không lâu sau đó, hai người tự nhận nhau là vợ chồng. Esther bắt đầu sử dụng cái tên Esther Zeitz Pollard.
 
Sau rất nhiều năm, câu chuyện về hoạt động gián điệp của Jay vẫn luôn là câu chuyện được nhiều người quan tâm.
 
Năm 1988, phía Israel đã công khai thừa nhận Jay hoạt động cho mình và xác nhận quyền công dân cho Jay. Một số quan chức Israel đã tới thăm Jay khi ông chịu án tại Mỹ.
 
Những hoạt động biểu tình kêu gọi trả tự do cho Jay ngày càng được lan rộng, tuy nhiên, phía Mỹ vẫn không thay đổi quyết định với lý do những tài liệu Jay đã từng đánh cắp là những tài liệu rất quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ.
 
Hiện tại, điệp viên Jonathan Jay Pollard vẫn đang chịu án tại nhà giam ở Butner, Bắc Carolina. Jay vẫn mong đợi một ngày được tự do và sống tại đất nước Israel. 
 
Theo Khám phá
 
.