Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quyết định hạ trần lãi suất huy động VND. Ngay sau đó, các NH thương mại cũng giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống còn tối đa 10% để hỗ trợ cho DN và nền kinh tế.
 


Tuy nhiên, theo ông Thắng, từ đầu 2012 nợ xấu đã được công khai toàn bộ nợ xấu thể hiện sự minh bạch và quyết tâm ngành NH không che dấu nợ xấu. Tỷ lệ nợ được tính đúng, tỉnh đủ và NHNN đã rất khách quan và quyết liệt về cấn đề này. Lâu nay tình trạng nợ xấu có 2 con số nhưng vẫn rất rõ ràng. Một con số do NH báo cáo lên NHNN, có tổ chức tín dụng k tính số nợ xấu cơ cấu, giãn nợ theo quyết định 780 của NHNN. NHNN tính luôn các khoản này nên tỷ lệ cao hơn các TCTD là để khẳng định đúng thực chất nợ xấu của ngành NH ra và đề ra yêu cầu cao hơn đối với các NHTM trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Thực tế, khi còn trực tiếp kinh doanh, ông Hùng đã bày tỏ, các TCTD đã chủ động, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ xấu… kể cả xử lý nợ xấu thông qua công ty VAMC nên tốc độ nợ xấu đã giảm. Năm 2013, nợ xấu của toàn ngành giảm là điểm tích cực của NH Việt Nam. Ông Hùng cũng bảy tỏ ấn tượng về việc VAMC hoạt động từ tháng 7/2013 nhưng dự kiến trong quý IV/2013 xử lý được 35 – 40 nghìn tỷ đồng nợ xấu là những điểm nhấn về xử lý nợ xấu của hệ thống NH.

Khẳng định lại quyết tâm xử lý nợ xấu, theo ông Thắng, việc thành lập VAMC là một trong những giải pháp rất đúng. Đây là một biện pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Việc thành lập VAMC mua nợ xấu của TCTD tốt cho cả DN và các NH. Đối với DN thông qua việc NHTM bán khoản nợ cho VAMC thì sẽ giúp cho các ND và NH có điều kiện củng cố lại mối quan hệ giữa hai bên. Với NHTM đây là giải pháp rất tốt để giảm áp lực tỷ lệ nợ xấu cao. Khi bán sang VAMC sau 5 năm, mỗi năm các TCTD trích lập 20%. Như vậy, trong 5 năm thay vì các NH phải trích 100% trong năm đầu tiện được giãn ra 5 năm, nên NH giảm bớt được khó khăn. Sau 5 năm nếu nợ xấu chưa dược bán, xử lý thu hồi thì các NHTM nhận lại khoản nợ. Lúc đó, NH đã trích lập đủ rồi và thị trường lại tốt lên.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, để VAMC hoạt động tốt hơn cần phải trao đủ quyền và đồng bộ các chính sách để điều kiện mua bán và xử lý nợ. Bên cạnh đó, cần một sự nhất trí, đồng lòng, tạo được niềm tin để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả hơn.
 

Theo Vietnamnet

.