Khó có thể nói hết tâm trạng bức xúc, trong lời bộc bạch của bà Chu Thị Bình, khi số tiền này là mồ hôi nước mắt, có nguồn gốc từ tiền lãi cổ phần, công sức của bà và gia đình vất vả kinh doanh, trong hàng chục năm qua tích lũy được đem gửi tiết kiệm vào Eximbank HCM. Số tiền này đã được chuyển chủ yếu từ tài khoản cá nhân của bà Chu Thị Bình, đã được Eximbank HCM theo dõi, hạch toán đầy đủ trong hệ thống sổ sách kế toán của Eximbank HCM, phù hợp với các quy định của pháp luật và Quy chế gửi tiền tiết kiệm của Eximbank.

Trong hai ngày 22, 23/11/2018, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm và ban hành Bản án sơ thẩm số 459/2018/HS-ST ngày 23/11/2018. Bên cạnh việc làm rõ sự thật khách quan và trách nhiệm hình sự của các nhân viên, TAND TP.HCM nhận định và kết luận về trách nhiệm dân sự, buộc Eximbank phải thanh toán khoản tiền gốc và lãi phát sinh của 3 quyển sổ tiết kiệm số 200065468004535, 200064854282322, 200064854287743 mà bà Bình đang giữ bản chính theo quy định của Eximbank.

Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/2017, trong quá trình làm việc với Eximbank HCM về các Thẻ tiết kiệm mở tại Eximbank HCM, bà Chu Thị Bình đã phát hiện ra việc một số Thẻ tiết kiệm đứng tên bà Chu Thị Bình và các thành viên trong gia đình là Phùng Thị Phẩm và Lê Thị Minh Quí mở tại Eximbank HCM đã bị rút/chuyển cho các đối tượng như: Nguyễn Thị Hồng Lê, Nguyễn Đăng Phong và Nguyễn Minh Huân, Eximbank HCM đã thông báo với bà Bình rằng hầu hết số tiền trên các Thẻ tiết kiệm đã bị rút trước hạn. Những người này bà Chu Thị Bình không hề quen biết hay có bất kỳ giao dịch nào và cũng chưa từng làm bất kỳ văn bản ủy quyền nào cho họ để thực hiện giao dịch trên bất kỳ tài khoản tiền gửi tiết kiệm nào của bà Chu Thị Bình tại Eximbank HCM.

Quá bất ngờ, bà Chu Thị Bình đã thông báo, yêu cầu và làm việc nhiều lần với Eximbank HCM để làm rõ vụ việc và số dư còn lại trong các Thẻ tiết kiệm của bà Chu Thị Bình gửi tại Eximbank HCM. Từ yêu cầu của bà Chu Thị Bình, ngày 2/3/2017, Eximbank HCM đã cung cấp cho bà Bình sao kê tài khoản tiền gửi tiết kiệm của 3 tài khoản và các chứng từ giao dịch tại các tài khoản này, thể hiện các tài khoản này đều đã bị rút tiền. Theo các sao kê và chứng từ rút tiền mà Eximbank HCM cung cấp cho bà Bình vào tháng 3/2017, việc rút tiền trái phép từ 3 tài khoản nêu trên đã xảy ra trước đó rất lâu nhưng điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với số dư còn lại trong 3 Thẻ tiết kiệm thể hiện này được thể hiện tại bảng sao kê tài khoản tiết kiệm mà Eximbank HCM cung cấp cho bà Bình vào tháng 1, 2 và 4/2016 trước đó. Các sao kê nói trên đều được lập trên giấy tiêu đề của Eximbank, có dấu của Eximbank, và được Lê Nguyễn Hưng – Phó Giám đốc Chi nhánh là người có thẩm quyền ký, giao trực tiếp cho bà Bình.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3/2017, trên cơ sở kiểm tra các hồ sơ, chứng từ đã được cung cấp, đến thời điểm này, bà Chu Thị Bình đã phát hiện có 12 tài khoản tiền gửi tiết kiệm đứng tên bà Chu Thị Bình mở tại Eximbank HCM (bao gồm cả 3 tài khoản tiết kiệm tiền gửi số 200064854282322, 200064854287743, 200065468004535 nêu trên) đã bị rút và chuyển tiền sang các tài khoản của các cá nhân khác mà bà Chu Thị Bình không hề biết và không có quan hệ. Trong quá trình làm việc với Eximbank HCM về các Thẻ tiết kiệm mở tại Eximbank HCM, bà Chu Thị Bình đã phát hiện một số Thẻ tiết kiệm đứng tên mình và các thành viên trong gia đình là Phùng Thị Phẩm và Lê Thị Minh Quí mở tại Eximbank HCM đã bị rút hoặc chuyển cho các đối tượng như Nguyễn Thị Hồng Lê, Nguyễn Đăng Phong và Nguyễn Minh Huân.

leftcenterrightdel
 

Ngày 17/3/2017, bà Chu Thị Bình đã gửi đơn tố cáo tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) tiến hành điều tra, cùng thời điểm với đơn tố cáo của Eximbank. C44 đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án số 07/C44-P5 ngày 04/12/2017, trong đó xác định Eximbank là người bị hại, bà Chu Thị Bình là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau đó, VKSND tối cao đã ban hành Cáo trạng truy tố các bị can là nhân viên Eximbank ra TAND TP. HCM xét xử sơ thẩm.

 

Phi Sơn