Từ 1/10/2014, lệ phí sân bay sẽ tăng theo quyết định Bộ Tài chính vừa ban hành. Số tiền này tính vào vé máy bay, khách đi máy bay phải trả, các hãng hàng không chỉ thu hộ.

 


Ví dụ, nhiều hành khách phản ánh sân bay Đà Nẵng được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2011, chưa đầy 3 năm sau đã diễn ra tình trạng quá tải tại một số quầy check-in, hành khách phải xếp hàng rất lâu; phòng chờ để ra cửa số 8 và số 9 rất chật chội... Tình trạng ùn tắc triền miên hay nhếch nhác ở phòng chờ, nhà vệ sinh... diễn ra thường xuyên tại hai sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Tại sân bay Nội Bài, sảnh E nhà ga T1 đưa vào sử dụng cuối năm 2013 nhưng đã lộ ra sự bất cập: hành khách check-in ở sảnh mới nhưng lại phải đi bộ vòng sang cửa số 1 sảnh cũ để ra tàu bay, rất bất tiện...

Trong khi đó, nguồn thu của các sân bay còn ở những dịch vụ "hái ra tiền", đều thuộc các doanh nghiệp dưới mặt đất, từ việc cho các cửa hàng ăn uống, bán đồ lưu niệm, hàng miễn thuế... thuê mặt bằng kinh doanh. Họ dường như đang nghiễm nhiên khai thác, thụ hưởng trên số lượng vài chục triệu khách mỗi năm do các hãng hàng không chuyên chở đến với lợi nhuận cao.

Vì thế, nói như Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, về chất lượng phục vụ tại các sân bay, có nhiều vấn đề không cần mất nhiều tiền để cải thiện như thái độ phục vụ hành khách, dịch vụ... Còn để giải quyết tình trạng quá tải, từ 1/1/2015 sẽ cố gắng hoàn thiện đưa vào sử dụng nhà ga T2 Nội Bài, khởi công sân bay Long Thành vào năm 2015; mở rộng nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất để đảm bảo phục vụ 25 triệu hành khách/năm; đầu tư mở rộng sân Cát Bi... ngoài nguồn vốn ODA sẽ đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư bằng các hình thức BT, BOT, PPP hoặc giao cho nhà đầu tư đầu tư toàn bộ.

 

Theo Vef

.