Theo đó, gần đây phía Trung Quốc yêu cầu việc nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm mực khô phải theo đường chính ngạch, nên tình hình tiêu thụ sản phẩm mực khô của các tàu cá tại tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, sản phẩm mực khô của địa phương này được các thương lái thu mua, xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch; một lượng nhỏ được xuất khẩu sang Thái Lan vào một số thời điểm trong năm.
|
|
Khoảng 1.000 tấn mực khô đang bị ứ động tại Quảng Nam do Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu (Ảnh N.V) |
Gần đây, phía thay đổi chính sách trong việc nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm mực khô. Trung Quốc yêu cầu việc nhập khẩu các loại sản phẩm này phải theo đường chính ngạch, nên tình hình tiêu thụ sản phẩm mực khô của ngư dân gặp khó.
Việc thay đổi chính sách nhập khẩu này khiến khoảng 1.000 tấn mực khô đang bị ứ động tại Quảng Nam. Điều đáng nói là sản phẩm mực khô nếu kéo dài thời gian bảo quản tại các hầm lạnh tàu cá sẽ không đảm bảo các yêu cầu về bảo quản nên dễ giảm chất lượng, giá bán sẽ thấp, thậm chí có thể không tiêu thụ được.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản về việc đề nghị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm mực khô của ngư dân trên địa bàn.
Công văn của UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản xem xét, hỗ trợ đàm phán với các Bộ ngành, Hải quan Trung Quốc để sản phẩm mực khô của tỉnh Quảng Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, hướng dẫn cách thức, các yêu cầu cụ thể để sản phẩm mực khô có thể xuất khẩu vào Trung Quốc theo đường chính ngạch.
|
|
Mực khô là sản phẩm dễ giảm chất lượng nếu khâu bảo quản không tốt (Ảnh H.A) |
Hướng dẫn tra cứu thông tin chuẩn thực phẩm nhập khẩu của Hải quan Trung Quốc, các nội dung liên quan đến các yêu cầu, điều kiện của Trung Quốc để hàng nông sản Việt Nam được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch;
Xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước chế biến sâu các mặt hàng từ mực khô để giúp ngư dân có thể tiêu thụ được sản phẩm; đồng thời, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương lái, chủ tàu cá tổ chức lại quy trình sản xuất, thu mua, chế biến theo chuỗi giá trị để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phía nước nhập khẩu, đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm theo đường chính ngạch.
Cũng theo UBND tỉnh Quảng Nam, số lượng mực khô đang tồn đọng hiện nay tại huyện Núi Thành là khoảng 1.000 tấn và có thể tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, địa phương khuyến cáo ngư dân cần bảo quản sản phẩm tại các kho mát để duy trì chất lượng sản phẩm.