Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó nổi lên vấn đề làm thế nào để phân biệt rau sạch và rau bẩn khi thị trường hiện nay tràn lan các loại rau không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 
 
Chủ tịch UBND xã Duy Phước - bà Huỳnh Thị Hường cho biết: "Hiện nay vùng sản xuất rau sạch theo hướng Vietgap đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi đầu ra không ổn định, giá cả lại thấp. Giá rau tại ruộng chỉ có 5.000 đồng/10 ký khiến người dân phải chuyển sang trồng các loại cây khác. Mô hình này chỉ mới được thử nghiệm ở Duy Phước nên chưa có sức lan tỏa. Xã rất mong có sự đầu tư hỗ trợ hơn nữa để duy trì mô hình này".
 
Còn ông Văn Bá Năm-Trưởng phòng NN&PTNT H. Duy Xuyên cũng cho biết: Toàn huyện quy hoạch tới 30 ha rau quả theo hướng an toàn và sạch nhưng hiện nay đã bỏ dở. Tuy nhiên cái khó nhất của rau Vietgap là việc tiêu thụ sản phẩm, bởi người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều đến rau Vietgap, giá bán rau Vietgap cao hơn do phải xử lý sơ chế, đóng gói nên người tiêu dùng e ngại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa quan tâm đến sản phẩm rau sạch bởi giá cao và lượng khách hàng còn hạn chế. Mặt khác, người nông dân trồng rau còn manh mún, chưa có vùng rau chuyên canh lớn để đáp ứng nhu cầu khi doanh nghiệp cần, chính sách truyền thông, quảng bá để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng hầu như không có, sản phẩm chưa có nhãn mác hay logo rõ ràng".
 
Theo Báo Công An Đà Nẵng
.