Theo KTNN, những công ty của UDIC thuộc diện phải giám sát đặc biệt bao gồm: Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Ngọc Minh, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành UDIC, Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý bất động sản UDIC, Công ty cổ phần UDIC Kim Bình, Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà, Công ty cổ phần Đầu tư và Bêtông Thịnh Liệt.
Loạt công ty trên bị đưa vào diện giám sát đặc biệt do quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; còn tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty; quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa bảo toàn được vốn.
|
|
Năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra sai phạm của UDIC trong việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp tại dự án UDIC Riverside 1. |
Theo báo cáo tài chính riêng năm 2019, tại thời điểm ngày 31/12/2019, UDIC có hơn 356 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, giá trị có thể thu hồi chỉ 79,5 tỉ đồng. Một số đơn vị, doanh nghiệp có khoản nợ xấu lớn đối với UDIC như: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội (hơn 55,4 tỉ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G (hơn 27,7 tỉ đồng), Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà hơn (22,5 tỉ đồng), Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (hơn 31,7 tỉ đồng), Công ty cổ phần UDIC Kim Bình (hơn 14,4 tỉ đồng)…
Ngoài nợ xấu, tại thời điểm ngày 31/12/2019, UDIC có hơn 1.168 tỉ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Các khoản phải thu khách hàng đáng chú ý của UDIC bao gồm: Công ty TNHH Phát triển KĐT Nam Thăng Long hơn 151 tỉ đồng, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội hơn 55,4 tỉ đồng, Công ty cổ phần Bất động sản Đông Đô - Bộ Quốc phòng hơn 202 tỉ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng CIENCO 1 gần 37 tỉ đồng, Công ty TNHH Xử lý nước thải Bãi Dài gần 67 tỉ đồng, Bệnh viện Bạch Mai 14,1 tỉ đồng… UDIC đang đầu tư hơn 2.471 tỉ đồng vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị khác. Trong đó, khoản đầu tư vào công ty con khoảng gần 160 tỉ đồng, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết hơn 2.172 tỉ đồng và rót vốn vào đơn vị khác hơn 139 tỉ đồng. Về kết quả kinh doanh, năm 2019, UDIC ghi nhận doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.529 tỉ đồng, tăng nhẹ so với con số 2.350 tỉ đồng của năm 2018. Dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng doanh thu hoạt động tài chính lại giảm mạnh từ 742 tỉ đồng xuống chỉ còn 432 tỉ đồng.
Doanh thu tài chính giảm kéo theo lãi ròng năm 2019 của UDIC giảm tới 241 tỉ đồng so với năm 2018, chỉ đạt 544 tỉ đồng.
Tại ngày 31/12/2019, UDIC gánh khoản nợ phải trả hơn 3.428 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 2.740 tỉ đồng, nợ dài hạn hơn 688 tỉ đồng.
Năm 2018, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố Kết luận số 1468/KL-TTCP chỉ ra sai phạm của UDIC trong việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp tại dự án UDIC Riverside 1. Ngoài ra, UDIC còn tự ý cho thuê đất tràn lan, sai phạm trong mục đích sử dụng đất tại nhiều dự án.