leftcenterrightdel
Đồi chè Công ty chè Phú Đa 

Công ty chè Phú Đa (thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam – Công ty cổ phần) có vốn đầu tư nước ngoài với vốn pháp định là 15,1 triệu USD. Trong đó, Iraq góp 55% tổng số vốn và Việt Nam là 45%. Những hướng đi, cách làm đã thể hiện sự phát triển, đổi mới sau cổ phần hóa.

Con số phát triển

Công ty chè Phú Đa được cổ phần từ đầu 2016 và là thuộc sở hữu của Tập đoàn GTN (45% vốn góp). Từ khi được cổ phần, những cơ chế chính sách có sự thay đổi theo guồng quay của Công ty cổ phần, nhất là có vốn góp của đối tác nước ngoài. Trên cơ sở những nguồn lực đã có như vườn chè, và ba nhà máy chế biến gồm Công ty chè Phú Sơn, Công ty chè Thanh Niên, Xí Nghiệp chè Tân Phú, kết hợp với đội ngũ hàng nghìn nhân công tại địa bàn đã tạo ra thế vững chắc cho Công ty phát triển. Với 3 nhà máy sản xuất chè OTD, công suất 180 tấn búp tươi/ngày và 1.462 chè kinh doanh, Công ty từng ngày tạo ra nhiều hiệu suất nâng cao thu nhập cho công nhân.

Trong vị thế mới, Công ty đã bắt tay vào đầu tư xây dựng nhà máy chè Phú Long giai đoạn 1 với số vốn 4,1 tỷ đồng; nâng cấp thiết bị 1,2 tỷ đồng và đầu tư xây dựng đường bê tông lên đồi chè và bể chứa nước. Giai đoạn hai của việc đầu tư nhà máy chè Phú Long dự kiến là hơn 20 tỷ, nâng cấp và tự động hóa dây chuyền sản xuất nhà máy, xây dựng 20ha chè hữu cơ, đầu tư cải tạo vườn chè…

leftcenterrightdel
Hệ thống máy 
leftcenterrightdel
Một trong 3 nhà máy của Công ty chè Phú Đa 

Những hoạt động đầu tư đã cho ra những sản phẩm bước đầu sau cổ phần hóa. Đã cho ra lò sản lượng chè búp tươi 21.334 tấn (2017), sản lượng chè thành phẩm 4.535 tấn, năng suất bình quân 14,6 tấn/ha. Tạo công ăn việc làm cho hơn 2600 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đến 3,6 triêu/tháng/người. Doanh thu của Công ty đạt trên 246 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước hơn 22 tỷ đồng; đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động hơn 22 tỷ đồng; đóng góp kinh phí hỗ trợ các quỹ địa phương phát động gần 100 triệu đồng; đóng góp thu nhập huyện Tân Sơn, Phú Thọ gần 50 tỷ đồng; đóng góp thu nhập huyện Thanh Sơn, Phú Thọ gần 23 tỷ đồng.

Với sức mạnh mới, và những chỉ số càng ngày càng phát triển Công ty chè Phú Đa đang đi đúng hướng và hướng chung nhất là đầu tư cho cây chè sạch.

Đầu tư cho cây chè sạch

Ngay khi tiếp quản Công ty chè Phú Đa, đội ngũ lãnh đạo Công ty đã xác định làm chè là phải chè sạch. Đó là sự sống còn của Công ty nếu muốn tồn tại trên thương trường. Thay đổi toàn diện nhận thức từ canh tác theo tập quán sang thâm canh chiều sâu theo quy chuẩn nông nghiệp sạch. Công tác bảo vệ thực vật không sử dụng thuốc BVTV độc tính cao ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường. Công ty đã cố gắng thành lập 43 tổ phun thuốc trừ sâu tập trung. Vệ sinh đồng ruộng nơi sinh hoạt sạch không ô nhiễm. Đặc biệt ý thức người lao động phải quan tâm đến trách nhiệm cộng đồng, môi trường sinh thái và sản xuất chè an toàn. Công ty đã xây dựng tổng 1.462 ha chè theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (R/A).

Chính những điều đó và sự thể hiện nghiêm túc quyết liệt nên Công ty chè Phú Đa đã được cấp chứng chỉ ISO 22.000 phiên bản năm 2005, chứng nhận HACCP và chứng chỉ Nông nghiệp bền vững R/A.

leftcenterrightdel
Ông Lê Hải Châu, Tổng Giám đốc Công ty chè Phú Đa 

Không dừng lại ở đó, trong kế hoạch năm 2018, Hội đồng quản trị chè Phú Đa đã duyệt kinh phí để xây dựng 20ha chè hữu cơ (Organic). Ông Lê Hải Châu, Tổng Giám đốc Công ty chè Phú Đa cho rằng: Nông nghiệp sạch (chúng tôi là cây chè sạch) là xu thế tất yếu của các thị trường nước ngoài và trong nước. Nhưng khi muốn trồng cây chè hữu cơ không phải là điều đơn giản. Cái quan trọng ở đây là xử lý đất, nhiều loại đất trước đây đã bị nhiễm độc do bà con đã phun thuốc sâu cực độc nên đất bị nhiễm. Bây giờ muốn làm hữu cơ thì phải tẩy rửa đất cho sạch mới làm được. Chúng tôi đang kết hợp với một trường đại học chuyên về hóa học ở TP.HCM để xử lý vấn đề này. Hy vọng, chè hữu cơ sẽ có mặt trên thị trường trong một thời gian không xa.

Chứng chỉ nông nghiệp bền vững R/A, chè hữu cơ (Organic) đó là cái hiện hữu trước mắt những người đang kế thừa những sản phẩm cổ phần hóa các công ty Nhà nước và những người hưởng lợi đó là người dân.

Lê Sử