UBND xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có dấu hiệu làm lơ cho dân công khai đổ đất, lấn chiếm ao làng, ao của dân trên diện rộng rồi hợp lý hoá theo Quyết định 191 của UBND tỉnh Bắc Giang, thu hàng trăm triệu đồng của dân.
Lấp ao, lấn chiếm đất của người khác để làm nhà
Xã Hoàng Ninh là xã đồng bằng, nằm ở phía Đông Nam của huyện Việt Yên, có diện tích tự nhiên 684,62 ha, chiếm 4,02% diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm 7 thôn trong đó riêng Hoàng Mai đã gồm ba thôn Hoàng mai 1, 2, 3. Nằm gần hàng loạt các khu công nghiệp lớn, đây có thể coi là một làng “công nhân” với rất nhiều các hộ kinh doanh nhà trọ, nhà cho các công nhân thuê trọ. Cũng chính vì lý do đó mà có thể nói, đất của thôn Hoàng Mai là tấc đất, tấc vàng khi một mảnh đất có “sổ đỏ” được rao bán với giá cả tỷ đồng.
Đất đắt như vậy nên vài năm gần đây, người dân ồ ạt, phấn khởi thuê xe chở đất ào ào lấp hết ao làng để xây nhà. Mạnh ai người đấy làm, từ bí mật san lấp, dựng lều lấn dần dần, đến ồ ạt công khai thuê xe tải chở đất lấp ào ào cả ngày. Nhà ít lấp vài chục mét, nhà mạnh tiền, mạnh “quan hệ” thì lấp vài trăm mét vuông. Xung quanh các ao, nhà cao tầng xây dựng rầm rộ, hối hả hoàn thiện cho kịp Tết. Lấp hết ao làng, người ta bắt đầu dòm ngó các ao được phân cho các hộ theo Nghị định 64.
|
Hàng loạt ngôi nhà được xây dựng trên đất lấp ao. |
Điều tra theo Đơn thư kêu cứu khẩn cấp của ông Nguyễn Công Điềm tại thôn Hoàng Mai, chúng tôi được biết ông Điềm có một thửa ao ngót ngàn mét vuông do cụ Bốc (bố ông Điềm) để lại. Thửa ao này thuộc về ao Hậu, thể hiện rõ phần cụ Bốc tại bản đồ xanh năm 1960. Những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ trước, ông Điềm mang vợ con đi làm công nhân tại Quảng Ninh. Phần ao để lại cho các con, cháu trong họ trông nom quản lý. Năm 2005, nghỉ hưu, ông Điềm quay về làm đơn xin san lấp lại một phần ao để làm nhà ở và cải tạo phần còn lại nuôi thả cá.
Ông Trần Quang Thuỵ, Trưởng thôn Hoàng Mai 3 cho biết: “Phần ao này thuộc về cụ Bốc, bố của ông Điềm. Năm 1980, ông Điềm đi công nhân ở Quảng Ninh rồi mang cả gia đình đi theo, phần ao đó vẫn do các cháu ông Điềm quản lý, sử dụng. Cuối năm 2005, ông Điềm có quay về gặp cán bộ thôn làm đơn trình bày xin lấp ao làm nhà. Cán bộ thôn chúng tôi đã xác nhận đúng như vậy nhưng không hiểu sao xã lại không giải quyết cho ông Điềm”.
Ròng rã mãi không xin được ao, ông Điềm hết sức phẫn nộ khi chứng kiến những người dân xung quanh ào ào đổ đất lấn chiếm ao nhà ông. Không những vậy, có cả những người ở nơi khác cũng chạy đến, hối hả lấp ao, chia phần. Tuổi già, sức yếu, ông chỉ biết kêu với UBND xã nhưng chẳng thấy hồi âm.
Về đây chúng tôi chứng kiến hàng loạt ngôi nhà khang trang đang hối hả hoàn thiện quanh ao ông Hậu trên phần đất lấn chiếm. Anh Tuấn, người được uỷ quyền hợp pháp của ông Điềm bất lực chỉ cho tôi hàng trăm mét vuông ao đang biến thành nhà người khác.
Lợi dụng Quyết định 191 của tỉnh để hợp thức hóa
Chúng tôi đã nhiều lần vào UBND xã Hoàng Ninh làm việc nhưng không gặp được vì tất cả các lãnh đạo xã đều đang đi họp, đi tặng quà Tết các gia đình chính sách. UBND xã không hiểu vận hành thế nào khi không ai trực lãnh đạo như vậy? Làm việc cùng đồng chí Chánh văn phòng UBND huyện Việt Yên, chúng tôi được giới thiệu gặp bà Thân Thị Lanh, Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường Huyện. Sau khi tả kỹ khu vực ao ông Hậu nhưng bà Lanh vẫn không thể hình dung ra chỗ nào, bà Lanh đã nối máy gặp ông Lê Văn Bắc Chủ tịch UBND xã Hoàng Ninh. Sau khi trao đổi qua điện thoại, bà Lanh đành phải khất hẹn chúng tôi trong lần gặp sau.
Quay trở lại làm việc cùng các Trưởng thôn, chúng tôi được biết, các hộ lấn chiếm đất đều phải nộp cho xã số tiền từ 40 đến 60 triệu đồng và sau đó sẽ được xem xét làm “sổ đỏ”. Khoản tiền này, theo một trưởng thôn là tiền nộp một phần cho xã để được cấp sổ đỏ theo Quyết định số 191/2012/QĐ-UBND ngày
27/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang. Sau khi ra sổ, các hộ sẽ phải nộp thêm tiền để lấy sổ theo đơn giá 950,000 VNĐ/m2.
|
Việc lấp ao để làm nhà vẫn không có dấu hiệu dừng lại thôn Hoang Mai 3, xã Hoàng Ninh. |
Hàng loạt ngôi nhà được xây dựng trên đất lấp ao. Điều tra theo Đơn thư kêu cứu khẩn cấp của ông Nguyễn Công Điềm tại thôn Hoàng Mai, chúng tôi được biết ông Điềm có một thửa ao ngót ngàn mét vuông do cụ Bốc (bố ông Điềm) để lại. Thửa ao này thuộc về ao Hậu, thể hiện rõ phần cụ Bốc tại bản đồ xanh năm 1960. Những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ trước, ông Điềm mang vợ con đi làm công nhân tại Quảng Ninh. Phần ao để lại cho các con, cháu trong họ trông nom quản lý. Năm 2005, nghỉ hưu, ông Điềm quay về làm đơn xin san lấp lại một phần ao để làm nhà ở và cải tạo phần còn lại nuôi thả cá.
Tuy nhiên, đối chiếu theo quy định này thì rõ ràng các hộ đã nộp tiền cho xã, đang xây nhà, đang lấn chiếm ao của ông Điềm kia không phù hợp với bất kỳ điều kiện nào. Đất thì lấn chiếm, vừa lấp vừa xây nhà, nhà xây thì không có giấy phép. Tại sao vẫn được UBND xã Hoàng Ninh tích cực tiếp tay cho các hộ lấn chiếm ao của người khác rồi hợp lý hoá cho họ?
Rõ ràng đây không chỉ đơn thuần là một câu chuyện vài người dân lén lút lấn ao, xây nhà nữa mà là công nhiên chiếm đoạt tài sản người khác và được chính quyền giúp hợp lý hoá. Đề nghị các cơ quan chức năng của huyện huyện Việt Yên, của tỉnh Bắc Giang vào cuộc, xem xét kỹ xem có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc này hay không? Đề nghị có biện pháp xử lý cương quyết, không thể để tình trạng hỗn loạn trong quản lý đất đai như vậy tồn tại.
Theo Sơn Tùng/thương hiệu và pháp luật