Dự án với tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Xây dựng đê kè và Phát triển nông thôn Hải Dương thi công. Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty Tư vấn Đầu tư xây dựng Thủ Thiêm. Đơn vị khảo sát, thiết kế là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Nam Việt. Đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công là Viện Kỹ thuật Biển.

leftcenterrightdel
Những ngôi nhà bất đắc dĩ vươn ra mép sông sau vụ sạt lở kè 

Thu công từ tháng 12 năm 2016, nhưng đến tận tháng 6 năm 2018, dự án kè bờ Tắc Sông Chà mới hoàn thành 95% .Vào khoảng 0 giờ 00 ngày 16/6 trên đoạn kè dài khoảng 160m và không gây thiệt hại về người. Tại khu vực sạt lở xuất hiện nhiều vết nứt dài, có nguy cơ lan rộng gây nguy hiểm. Vụ sạt lở khiến chính quyền địa phương phải di dời khẩn cấp 4 hộ dân với 15 nhân khẩu ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, làm nghiêng 1 trụ điện, tại khu vực sạt lở xuất hiện vết nứt dài và có nguy cơ lan rộng gây nguy hiểm. Theo khảo sát tại hiện trường, nhiều mảng bê tông bị sụt lún, gãy vỡ thành từng mảng, nhiều đoạn bị sóng đánh khoét sâu vào chân kè thành hàm ếch. Sau vụ sạt lở, nhiều căn nhà bất đắc dĩ nằm sát mép sông, có thể bị cuốn xuống sông bất cứ lúc nào. Mặc dù UBND huyện Cần Giờ đã có báo cáo khẩn yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị liên quan lắp các biển cảnh báo nhưng theo quan sát của phóng viên, dù cả chục ngày từ khi xảy ra sự cố mà chẳng hề có biển cảnh báo và các cột điện bị ảnh hưởng xiêu vẹo có thể đổ bất cứ lúc nào.

leftcenterrightdel
Trụ điện nơi xảy ra sạt lở 

Việc một công trình hàng trăm tỷ đồng chưa được nghiệm thu, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng bị sạt lở nghiêm trọng khiến cho dư luận đặt ra nghi vấn nghi ngờ về chất lượng của công trình cũng như năng lực của Công ty thực hiện việc xây dựng. Như báo BVPL đã đưa thông tin, đây không phải là công trình đầu tiên do Khu quản lý đường thuỷ nội địa TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương là đơn vị thi công bị sạt lở nghiêm trọng. Trước đó chưa lâu, cũng chủ đầu tư này, cũng đơn vị thi công này, cũng là một công trình đê kè vừa thi công xong chưa kịp nghiệm thu đã để xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khác. Đó là sự cố xảy ra lúc 23h ngày 7/8/2017, tại ấp 3 xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh sạt lở 40m bờ kè xuống rạch Cây Khô thuộc dự án chống sạt lở bờ kè hạ lưu cầu Phước Lộc. Dù không xảy ra thiệt hại về người và tài sản nhưng vụ việc trên đã khiến người dân lo sợ, sống trong sợ hãi. Vụ việc trên cũng không được thông tin đầy đủ về nguyên nhân sự cố, trách nhiệm của cá nhân và các tổ chức liên quan nên đã “chìm xuồng” nhanh chóng. Để rồi sau đó, đơn vị thi công này lại tiếp tục điệp khúc, nhận thầu, thi công rồi lại sập kè (?!!)

leftcenterrightdel
Vụ sạt lở bờ kè hạ lưu cầu Phước Lộc 

Theo một đại diện lãnh đạo Khu Quản lý Đường thủy nội địa thì, nguyên nhân sạt lở bước đầu có thể do lưu lượng nước lớn, trước khi xảy ra sạt lở trước đó có mưa lớn, làm cho mức độ xung yếu của dòng chảy ảnh hưởng đến mái kè.

Trao đổi với phóng viên lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết, theo quy định giải quyết sự cố thì Sở GTVT là cơ quan chủ trì giải quyết nhưng do vụ việc phức tạp nên Sở GTVT đã thuê đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá kiểm định nguyên nhân xảy ra sự cố. Cùng với đó Sở GTVT cũng đề nghị các sở ngành các đơn vị liên quan cử nhân sự để thành lập tổ điều tra sự cố theo đúng quy định của Luật Xây dựng.

leftcenterrightdel
Nguy cơ tiếp tục sạt lở trong khi mùa mưa lũ tới gần 

Hiện nay tư vấn cũng đang nghiên cứu hồ sơ khảo sát hiện trường. Sau khi có kết quả của tư vấn độc lập tổ mới xem xét đánh giá và báo cáo thành phố hướng xử lý khắc phục cũng như trách nhiệm của các bên.

Theo đó, các đơn vị liên quan cũng đang hệ thống lại báo cáo về chủ đầu tư sau đó chủ đầu tư sẽ tập hợp và gửi về tổ điều tra sự cố. Dự kiến trong tháng 7 tới tổ điều tra sẽ có kết quả đánh giá về nguyên nhân vụ sạt lở.

leftcenterrightdel
Đơn vị thi công đang khắc phục hậu quả sạt lở 

Hiện nay, đơn vị thi công đang tổ chức công tác phòng chống sạt lở cho những phần kè còn lại. Theo đó đơn vị đã cho múc phần đất phía trong kè để giảm tải chịu lực của kè giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra sạt lở có thể xảy ra. Việc xác định nguyên nhân 160m kè Tắc sông Chà bị cuốn trôi dễ dàng trong một đêm là do lỗi của nhà thầu xây dựng hay do dòng chảy thì phải chờ đánh giá của tổ điều tra. Tuy nhiên, theo kỹ sư Hoàng Thanh Tùng, chuyên gia về xây dựng đê kè thì về mặt nguyên tắc, khi dự án chưa được nghiệm thu mà bị hư hỏng thì nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình khảo sát, nhà thầu buộc phải khảo sát, đánh giá thực trạng dòng chảy cũng như địa hình khu vực.

Báo BVPL sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên đến bạn đọc.

Hoàng Long