Mở rộng khu trung tâm về phía sông Sài Gòn
Cập nhật lúc 11:23, Thứ sáu, 10/05/2013 (GMT+7)
Nối dài đường Lê Lợi từ Nhà hát TP qua khu Ba Son để hình thành đại lộ tiếp cận về phía bờ sông. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nối dài đường Lê Lợi từ Nhà hát TP qua khu Ba Son để hình thành đại lộ tiếp cận về phía bờ sông.
“Thưởng” hệ số sử dụng đất
Hệ số sử dụng đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng và kiến trúc của khu vực trung tâm. Đồ án đưa ra hệ số sử dụng đất trên toàn diện tích xây dựng là 4 và hệ số chung cho toàn khu là 2,3 nhằm đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng lô đất, từng công trình.
Ông Toàn cho biết thêm Sở QHKT đã soạn thảo quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cho khu trung tâm hiện hữu. Theo đó, một công trình xây dựng sẽ được cộng thêm hệ số sử dụng đất nếu đáp ứng một trong sáu tiêu chí: cải tạo chỉnh trang đô thị; tạo ra không gian mở (ví dụ: dành đất làm quảng trường, công viên…); có yếu tố bảo tồn; thân thiện với môi trường bằng việc sử dụng các vật liệu xanh; tiếp cận, kết nối trực tiếp với giao thông công cộng; hình thành công viên trong khuôn viên dự án.
Mỗi tiêu chí trên tương đương với một lần hệ số sử dụng đất. Công trình đáp ứng được bao nhiêu tiêu chí thì sẽ được cộng thêm bấy nhiêu hệ số. Một công trình thỏa đầy đủ sáu tiêu chí trên sẽ có hệ số sử dụng đất là 10 lần. Dự thảo hiện đã soạn thảo xong, dự kiến sẽ trình TP xem xét trong tháng 5.
Năm phân khu trong khu trung tâm
Phân khu 1: Lõi trung tâm thương mại tài chính được giới hạn bởi các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Lê Lai, Lê Thánh Tôn, Phạm Ngũ Lão và Hàm Nghi. Diện tích: 92,3 ha, dân số dự kiến: 31.800.
Phân khu 2: Trung tâm văn hóa - lịch sử, từ rạch Thị Nghè tới đường Hoàng Sa, Nguyễn Thị Minh Khai, Cống Quỳnh, Lê Lai và Lê Thánh Tôn. Diện tích: 212,2 ha; dân số dự kiến: 42.700.
Phân khu 3: Khu bờ Tây sông Sài Gòn, từ cầu Sài Gòn, Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, Kênh Tẻ tới sông Sài Gòn. Diện tích: 274,8 ha; dân số dự kiến: Tối đa là 56.490.
Phân khu 4: Khu thấp tầng, từ rạch Thị Nghè, đường Hoàng Sa, Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám tới Nguyễn Thị Minh Khai. Diện tích: 232,3 ha; dân số dự kiến: 74.400.
Phân khu 5: Khu lân cận lõi trung tâm, bắt đầu từ đường Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học, Cống Quỳnh, Hoàng Diệu, Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành. Diện tích: 117,5 ha; dân số dự kiến: 42.800.
Diện mạo của TP ngày xưa chỉ tập trung tại đường Lê Duẩn, Hàm Nghi, Nguyễn Huệ đi dọc xuống khu vực Tân Cảng, Ba Son. Tới đây, Tân Cảng và Ba Son sẽ dời đi, thay vào đó là một cụm đô thị mới hiện đại. Phía bên trong sẽ là khu biệt thự cùng với các khu vực tập trung các giá trị văn hóa, lịch sử của TP. Bài toán còn lại là phải quản lý như thế nào để tạo ra sự hài hòa giữa dự án đang có và các dự án sẽ hình thành.
Theo Việt Hoa
Pháp Luật TPHCM