Giải pháp thu hẹp khoảng trống về kỹ năng trong thời đại công nghệ
Cập nhật lúc 14:52, Thứ ba, 03/01/2017 (GMT+7)
Việt Nam đang thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là những ngành trọng điểm như: cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện,… cũng như tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy những xu hướng công nghệ mới sẽ mang lại những thời cơ, cũng như đặt ra những thách thức gì cho Việt Nam? Tác động của cuộc cách mạng công nghệ mới tới thị trường lao động Việt Nam sẽ như thế nào?... Người lao động cần chuẩn bị những gì để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng?... là những chủ đề được trao đổi trong chương trình đối thoại chính sách việc làm vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức. ( điện tử, kỹ thuật điện, công nghệ, cơ khí, Giải pháp , thời đại)
(BVPL) - Việt Nam đang thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là những ngành trọng điểm như: cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện,… cũng như tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy những xu hướng công nghệ mới sẽ mang lại những thời cơ, cũng như đặt ra những thách thức gì cho Việt Nam? Tác động của cuộc cách mạng công nghệ mới tới thị trường lao động Việt Nam sẽ như thế nào?... Người lao động cần chuẩn bị những gì để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng?... là những chủ đề được trao đổi trong chương trình đối thoại chính sách việc làm vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức.
Theo một nghiên cứu do ILO công bố mới đây, trong hai thập kỷ tới, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt là ngành may mặc. Nghiên cứu của ILO chỉ ra rằng dệt may, da giày hiện đang là các ngành thâm dụng lao động nhiều nhất tại các quốc gia như Indonesia, Việt Nam và Campuchia, trong đó 86% công nhân ngành dệt may của Việt Nam, 64% của Indonesia và 88% công nhân của Campuchia sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do xu hướng tự động hóa.
Thế giới đứng trước cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam cũng đang nỗ lực với các chính sách phúc lợi, đào tạo, chuyển hướng cho một bộ phận lao động bị mất việc do áp dụng công nghệ mới.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề ra hai giải pháp tổng thể để đối phó với thực trạng này. Đầu tiên là tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm, các ngành sản xuất thâm dụng lao động; Kế đến là chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nơi thu hút phần lớn lực lượng lao động hỗ trợ các ngành sản xuất chính, nơi công nghệ sản xuất được tự động hóa ngày càng cao. Nhưng quan trọng hơn là sự tự thân vận động của người lao động, không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có thể thay đổi hoặc tìm việc làm mới.
Ông David Lamotte, Phó Giám đốc ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đánh giá cao tầm nhìn và sự quyết tâm của Việt Nam trong việc chú ý tới vấn đề tương lai việc làm. Ông nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, sự tập trung ưu tiên vào kỹ năng nghề và lực lượng lao động ở Việt Nam là điều cần thiết. Điều này liên quan đến sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề nhằm đón đầu những xu hướng đang thay đổi tại nơi làm việc và những đổi mới công nghệ. Khuyến khích thế hệ trẻ đam mê theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là nữ giới, bởi phụ nữ dễ có nguy cơ mất việc hơn nam giới khi tự động hóa trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Mai Hòa
.