leftcenterrightdel
 Theo đó, hiện trạng cầu Long Biên do Bộ Giao thông Vận tải quản lý chủ yếu phục vụ vận hành đường sắt quốc gia. Bộ Giao thông vận tải đồng thời  chịu trách nhiệm chính về vận hành, đảm bảo an toàn cho cây cầu này.
leftcenterrightdel
 Trong năm 2023, Đại sứ quán Pháp có Thư ngỏ gửi UBND TP Hà Nội, hỗ trợ khoảng 700 nghìn EURO để tư vấn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu phương án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên.

 

leftcenterrightdel
 Được biết, dự án bao gồm 3 phần. Phần thứ nhất là khảo sát, đánh giá hiện trạng cầu Long Biên; phần thứ hai là khuyến cáo những chi tiết, hạng mục, cần sửa chữa trong giai đoạn ngắn hạn;  phần thứ ba là quản lý, khai thác sau khi không còn phục vụ đường sắt quốc gia và bàn giao cầu lại cho TP Hà Nội.
leftcenterrightdel

 Theo ghi nhận của phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật, sau nhiêu năm cây cầu Long Biên đã xuống cấp đáng kể, nhiều khu vực trên cầu xuất hiện những ổ gà mấp mô, gây nguy hiểm cho người đi đường.


 Nhiều khu vực đã bị hoen gỉ nghiêm trọng.
leftcenterrightdel
 Ngoài ra, các khung thép, lan can, hàng rào chắn đã bị hoen gỉ, hao mòn và cong vênh qua thời gian. Thành bê tông bong tróc, vỡ nhiều chỗ, lộ ra cốt thép bên trong. Di chuyển trên cầu, có thể thấy một số lỗ hổng to xuất hiện, đứng từ trên cầu có thể nhìn xuyên qua dòng nước sông Hồng phía dưới. 
leftcenterrightdel
 Biển cảnh báo nguy hiểm được treo nhiều vị trí trên cầu.
leftcenterrightdel
 Lan can, thành cầu bị hư hại qua thời gian.
leftcenterrightdel
Di chuyển trên cầu, có thể thấy một số lỗ hổng to xuất hiện, đứng từ trên cầu có thể nhìn xuyên qua dòng nước sông Hồng phía dưới. 
leftcenterrightdel
 Qua nhiều năm, cầu Long Biên đã xuất hiện những vết sụt lún, những mảng vỡ và lỗ hổng, vết nứt dài thấy rõ được nước dưới lòng sông Hồng.
leftcenterrightdel
 Nhiều đoạn trên cầu phải dùng những tấm sắt lớn để đảm bảo di chuyển cho người dân.
leftcenterrightdel
 Ở hai bên đầu cầu đều xuất hiện những tấm biển cảnh báo trước khi lên cầu

Công Ngọc