Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Thông báo số 675/TB-VPCTN ngày 25/5/2023 của Văn phòng Chủ tịch nước giao Ban cán sự đảng VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương nghiên cứu, xây dựng 3 đề án, gồm:

Đề án nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thể các quyền dân sự là nhóm dễ bị tổn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không có người đứng ra khởi kiện;

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Đề án nghiên cứu, xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính để đưa ra Tòa án phán quyết đối với trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước;

Đề án nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và xem xét trách nhiệm trong trường hợp ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng, VKSND tối cao đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến các địa phương và một số bộ, ngành.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Nhằm phục vụ việc triển khai có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng các Đề án được giao, đồng thời để có đầy đủ luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc đề xuất về đổi mới, hoàn thiện cơ chế bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, người yếu thế; cơ chế kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và xem xét trách nhiệm trong trường hợp ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng, VKSND tối cao tổ chức khảo sát lấy ý kiến tại nhiều tỉnh, thành phố đại diện các vùng, miền trên cả nước. TP Hà Nội là địa phương được lấy ý kiến khảo sát sau các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Kiên Giang, Đà Nẵng.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng cho biết, để thực hiện chương trình xây dựng các đề án theo yêu cầu của Trung ương thì việc khảo sát lấy ý kiến tại các địa phương là một quy trình bắt buộc và việc khảo sát lấy ý kiến có thể được thực hiện nhiều lần.

Theo đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao, tại Hội nghị này, VKSND tối cao phối hợp với Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội để xác định một số định hướng lớn của đề án. Để trên cơ sở những định hướng lớn đó, đơn vị chủ trì sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành  nghiên cứu những nội dung cụ thể của đề án.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Phạm Quý Tiên, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Cũng theo đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, đây là đề án đề cập đến những vấn đề rất nóng, rất phức tạp, tác động tới tới nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là các các hoạt động quản lý nhà nước.

Tại Hội nghị, đã có 11 đại biểu phát biểu ý kiến với nhiều vấn đề liên quan đến nội dung các đề án, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất gắn với thực tiễn tại địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cảm ơn VKSND tối cao đã chọn Hà Nội là một trong các đơn vị để khảo sát. “Thông qua buổi khảo sát này, TP Hà Nội có thêm nhận thức và được bổ sung thêm các giải pháp để Hà Nội thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương”, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho biết.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Đức, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, những ý kiến của các đại biểu Hà Nội đưa ra, đều xuất phát từ tâm huyết, từ thực tiễn của Hà Nội.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao ghi nhận, và đánh giá cao các ý kiến đóng góp cho các đề án. “Một số ý kiến đưa ra rất phong phú và sâu sắc, đa chiều đã gợi mở, định hướng cho một số nội dung các đề án; giúp đơn vị chủ trì có thêm luận cứ, để nghiên cứu đưa vào đề án”, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp cho các đề án, đồng chí Nguyễn Duy Giảng cảm ơn Thành ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đã tích cực phối hợp với VKSND tối cao trong quá trình triển khai nghiên cứu, xây dựng 3 đề án nêu trên, đặc biệt là 11 ý kiến đóng góp tại Hội nghị hôm nay, đơn vị chủ trì sẽ ghi nhận tất cả, tổng hợp nghiên cứu để đưa vào đề án.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyên.

Hồng Nguyên