Theo đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng về phòng chống dịch COVID-19 tại Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về KTXH năm 2021-2022, thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội, thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, chủ động, tích cực từ sớm, từ xa để xem xét, ban hành kịp thời Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:

Ngay sau khi nhận được Tờ trình số 521/TTr-CP ngày 17/11/2011 của Chính phủ về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Xã hội phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra Tờ trình của Chính Phủ.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp thứ 6 của UBTV Quốc hội (ảnh: TTXVN).

Ngày 3/12/2021, Lãnh đạo Quốc hội đã có cuộc làm việc của Lãnh đạo với Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội và các cơ quan liên quan về nội dung Chính phủ đề nghị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 để chuẩn bị cho Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau khi tiếp thu ý kiến của lãnh đạo Quốc hội, ý kiến của Thường trực Ủy ban Xã hội và các cơ quan liên quan tại cuộc làm việc ngày 3/12/2021. Ngày 5/12/2021 Chính phủ đã có Tờ trình số 542/TTr-CP của trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 sau khi hoàn thiện hồ sơ gửi kèm theo.

Tại Phiên họp thứ 6, ngày 8/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Tờ trình số 542/TTr-CP của Chính phủ trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban Xã hội tại Báo cáo số 394/BC-UBXH15 ngày 7/12/2021. Qua việc xem xét về các nội dung dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ kèm theo Tờ trình số 542//TTr-CP, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế được quy định trong Nghị quyết này là những nội dung quan trọng, liên quan đến sự an toàn, tính mạng và sức khỏe người dân, có đối tượng tác động lớn, do đó, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết, đồng thời cần đánh giá tác động kỹ lưỡng các chính sách và bổ sung đầy đủ dự thảo các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm các quy định có tính khả thi, thống nhất và có thể triển khai được ngay sau khi thông qua, thể hiện được tính cấp bách của các nội dung đưa vào Nghị quyết.

Thực hiện Thông báo số 558/TB-TTKQH về Kết luận số 01 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 6 (tháng 12/2021), ngày 17/12/2021, Chính phủ đã có Báo cáo số 565/BC-CP về tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Xã hội sau khi hoàn thiện dự thảo Nghị quyết cùng với việc bổ sung các hồ sơ kèm theo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo Thường trực Ban Bí Thư theo quy định.

Sau khi xem xét Báo cáo số 565/BC-CP của Chính phủ cùng hồ sơ kèm theo, ngày 21/12/2021, Đảng đoàn Quốc hội đã có Báo cáo số 441-BC/ĐĐQH15 báo cáo Thường trực Ban Bí thư về việc ban hành Nghị quyết của UBTVQH về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 24/12/2021, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn 2720-CV/VPTW thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư, theo đó, “Đảng đoàn Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, hoàn chỉnh Nghị quyết cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành theo thẩm quyền”.

Trên cơ sở ý kiến của Thường trực Ban Bí thư, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư, đồng chí Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Chiều tối ngày 27/12/2021, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã tổ chức cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Thường trực Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và các bộ, ngành liên quan để thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.

Trong các ngày 28 và 29/12/2021, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có 2 báo cáo số 430/BC-UBXH15 và báo cáo số 432/BC-UBXH15 về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 gửi xin ý kiến đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội - Tổ trưởng Tổ Công tác thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 và các Đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để biểu quyết thông qua bằng văn bản.

Ngày 30/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Nghị quyết 12). Nghị quyết đã bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp và đúng thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Việc UBTVQH ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 nhằm kịp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, triển khai Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội năm 2022, Nghị quyết số 41/2021/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, cụ thể hóa Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời là cơ sở pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là trong thời gian tới khi thống nhất chủ trương chuyển hướng phòng, chống dịch sang phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phòng ngừa chủ động từ sớm, từ xa.

Nội dung Nghị quyết gồm 9 điều, cụ thể như sau:

Điều 1, Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Điều 2, Điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh COVID-19; Điều 3, Kinh phí chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập và hoàn trả chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Điều 4, Về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19; Điều 5, Khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho người bệnh COVID-19, người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19; Điều 6, Việc quản lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong bối cảnh dịch COVID-19; Điều 7, Bình ổn giá trang thiết bị y tế; Điều 8, Về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19; người phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Điều 9, Về hiệu lực thi hành.

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 30/12/2021, trong đó, các quy định tại Điều 3, 4, 8 của Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 1/1/2021.

Vũ Cảnh