Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao; các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Nguyễn Duy Giảng; đồng chí Nguyễn Quang Dũng.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị còn có các đồng chí Kiểm sát viên VKSND tối cao; đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy VKSND tối cao; lãnh đạo cấp Vụ và tương đương các đơn vị thuộc VKSND tối cao; lãnh đạo Viện, Chánh Văn phòng VKS quân sự Trung ương; lãnh đạo VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu; các đồng chí Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp; Kiểm tra viên cao cấp; chuyên viên cao cấp các đơn vị thuộc VKSND tối cao.

Tại các điểm cầu trong toàn Ngành tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công chức VKSND cấp cao 2, 3; VKSND cấp tỉnh; VKS quân sự các cấp; VKSND cấp huyện…

leftcenterrightdel
 Các đồng chí lãnh đạo VKSND tối cao và đại biểu dự Hội nghị.

* Thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ đột phá, 6 nhiệm vụ trọng tâm lớn và 98 nhiệm vụ cụ thể

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại trụ sở VKSND tối cao và kết nối trực tuyến đến tất cả các điểm cầu trong toàn Ngành và kết hợp thí điểm mô hình "Phòng họp không giấy" tại điểm cầu VKSND tối cao.
Báo cáo bằng hình ảnh tại Hội nghị cho thấy, ngay từ đầu năm 2024, Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao quán triệt, chỉ đạo toàn ngành Kiểm sát tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; theo phương châm “Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”; ban hành các nghị quyết chuyên đề, nhiều kế hoạch và văn bản, thông báo kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, của Quốc hội về cải cách tư pháp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành. 

Viện trưởng VKSND tối cao đã sớm ban hành Chỉ thị công tác năm 2024 với 2 nhiệm vụ đột phá, 6 nhiệm vụ trọng tâm lớn và được cụ thể hóa thành 98 nhiệm vụ trong Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2024; đồng thời, yêu cầu các đơn vị thuộc VKSND tối cao xây dựng văn bản hướng dẫn ngay từ đầu năm nhằm quản lý chặt chẽ, nâng chất trong thực hiện 13 chuyên đề nghiệp vụ cơ bản để tổ chức thực hiện. Căn cứ vào chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKS các cấp đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn công tác của đơn vị; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, địa phương; đề ra yêu cầu, biện pháp thiết thực trong quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm bảo đảm hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu công tác của Quốc hội, của Ngành giao. 

leftcenterrightdel
  Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, toàn Ngành thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này, đặc biệt chú ý chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự và ngược lại; tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với điều tra, bảo đảm các nguyên tắc của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Toàn ngành Kiểm sát đã kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết 87.445 nguồn tin về tội phạm, giảm 3,05%; ban hành 60.881 văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm sát 856 cuộc về giải quyết nguồn tin về tội phạm, giảm 2,2%… 

Công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ bảo đảm đúng pháp luật, hạn chế việc lạm dụng bắt, giữ. Chất lượng điều tra, truy tố được nâng lên, vi phạm tố tụng và các trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố oan, sai giảm dần; một số chỉ tiêu vượt so với yêu cầu trong Nghị quyết số 96 của Quốc hội như: Số vụ án VKS truy tố đúng thời hạn đạt tỉ lệ 100%, vượt 10%; số bị can Tòa án xét xử theo tội danh VKS truy tố đúng tội danh đạt tỉ lệ 99,9% vượt 4,9%.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao điều hành thảo luận tại Hội nghị.

Công tác kiểm sát xét xử 62.297 vụ/122.828 bị cáo. Thông qua công tác kiểm sát, đã phát hiện nhiều vi phạm và ban hành 332 kháng nghị phúc thẩm và số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỉ lệ 82,7%, vượt 12,7% chỉ tiêu của Quốc hội; ban hành 29 kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỉ lệ 76,5%, vượt 1,5% chỉ tiêu của Quốc hội.

Sáu tháng đầu năm 2024, toàn Ngành tiếp tục làm tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế và thu hồi tài sản theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo các cấp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đấu tranh, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ như: Ban hành Sổ tay Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án tham nhũng, chức vụ; tiêu chí phân loại xử lý các đối tượng trong các vụ án liên quan đến đăng kiểm; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nhất là các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, như: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB; vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan...

Ngành Kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, chú trọng tăng cường các biện pháp bảo đảm thu hồi hơn 10 nghìn tỉ đồng bị thiệt hại, thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án.

leftcenterrightdel
Đồng chí Lại Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ 4 VKSND tối cao phát biểu tham luận.

Xác định công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động là nhiệm vụ đột phá, toàn Ngành đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt khâu công tác này, như: Ban hành Kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của ngành KSND năm 2024 và các năm tiếp theo; tổ chức Hội nghị giao ban toàn Ngành về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; công tác kháng nghị và công tác giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm. Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng VKS các cấp đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả cao hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Về hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra đã chủ động đề ra biện pháp nâng cao chất lượng, hoạt động của đơn vị, góp phần chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm thực thi đúng pháp luật; phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; chủ động rút kinh nghiệm, kiểm điểm trong công tác phối hợp; chú trọng phát hiện, khởi tố điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. 

leftcenterrightdel
Đồng chí Đào Thịnh Cường - Viện trưởng VKSND Thành phố Hà Nội phát biểu tham luận.
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS quân sự các cấp được thực hiện ngày một tốt hơn; tích cực, kiên quyết trong giải quyết, xử lý nhiều vụ án, vụ

CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO: TỶ LỆ ĐIỀU TRA KHÁM PHÁ CÁC LOẠI TỘI PHẠM VƯỢT 20,3% CHỈ TIÊU CỦA QUỐC HỘI 

Trong kỳ, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã thụ lý điều tra 62 vụ/113 bị can phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng trong hoạt động tư pháp; tỉ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm đạt 90,3% (vượt 20,3% chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội); tỉ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%, tăng và vượt 10% so với chỉ tiêu của Quốc hội; tỉ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng đạt 88,5% (vượt 28,5% chỉ tiêu của Quốc hội).

Thông qua hoạt động điều tra, đã ban hành 29 kiến nghị yêu cầu cơ quan tư pháp xử lý cán bộ vi phạm và áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm. Thông qua kết quả hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh và phòng ngừa chung trong toàn hệ thống các cơ quan tư pháp.

việc nghiêm trọng, phức tạp; phát huy vai trò, trách nhiệm của VKS quân sự trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra VKS quân sự Trung ương đã xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp. VKS quân sự các cấp đã phối hợp tốt với các đơn vị và các cơ quan tư pháp trong và ngoài quân đội.

Ngoài ra, các lĩnh vực công tác khác cũng được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự; xây dựng, hướng dẫn thi hành pháp luật, cải cách tư pháp; thi đua khen thưởng; công tác bảo đảm, phục vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, thông tin tuyên truyền… 

Tại Hội nghị, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, các ý kiến phát biểu cơ bản đều nhất trí cao với nội dung báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024 của Ngành; nêu lên những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót; đồng thời, đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ngành 6 tháng cuối năm 2024.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Lê Tiến - Vụ trưởng Vụ 10 VKSND tối cao phát biểu tham luận.

Các tham luận tập trung vào một số nội dung chính gồm: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đặc biệt là nguồn tin về tội phạm do lực lượng Công an cấp xã thụ lý, giải quyết; Việc triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 9/11/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình chỉ trong Ngành; Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đột phá năm 2024; một số giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kháng nghị trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và phối hợp giải quyết các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo ở giai đoạn phúc thẩm; công tác xây dựng các Đề án của VKSND tối cao được Trung ương giao…

leftcenterrightdel
Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi - Vụ trưởng Vụ 14 VKSND tối cao phát biểu tham luận.

* Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí: "Chất lượng công tác của Ngành phụ thuộc phần lớn vào người đứng đầu các đơn vị"

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao ghi nhận đồng thời cảm ơn sự nỗ lực, cố gắng đóng góp của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm sát viên trong Ngành để ngành KSND đạt được những kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2024.

Đánh giá cao các ý kiến phát biểu của Thủ trưởng một số đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND một số địa phương tại Hội nghị, đồng chí Viện trưởng Lê Minh Trí cho rằng, đây là những tham luận chất lượng, gắn với thực tiễn của cơ quan, đơn vị với những cách làm chủ động, đổi mới để đạt được những kết quả nổi bật trong thời gian qua.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội phát biểu tham luận.

Đề cập đến một số kết quả nổi bật mà Ngành đạt được trong 6 tháng qua, đáng chú ý là sự chuyển biến trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, Viện trưởng VKSND tối cao cũng chỉ rõ một số nội dung, lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế để toàn Ngành quan tâm, có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 6 tháng cuối năm 2024, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí đề cập đến các nhiệm vụ, định hướng trọng tâm yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. 

leftcenterrightdel
Đồng chí Trần Hưng Bình - Vụ trưởng Vụ 12 VKSND tối cao phát biểu tham luận.
Theo đó, các đơn vị, VKS các cấp tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và các Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao; rà soát chỉ tiêu, yêu cầu công tác trong năm 2024, trong đó có những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; đồng thời đề ra những biện pháp phù hợp để khắc phục, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Quốc hội và của Ngành.

Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong thực hành quyền công tố, đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Đức Thái - Viện trưởng VKSND TP Hồ Chí Minh phát biểu tham luận.

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong kiểm sát hoạt động tư pháp; tiếp tục làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; nâng cao chất lượng kháng nghị, chủ động kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm và các cơ quan hữu quan loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm để bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Mặt khác, các đơn vị, VKS các cấp cần tiếp tục đổi mới, nâng chất công tác tổ chức thi tuyển công chức, chức danh tư pháp; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các đạo luật về tư pháp, nhất là những vấn đề có nhận thức chưa thống nhất. Thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác nghiệp vụ của các đơn vị trong Ngành.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Trần Hoài Nam - Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam phát biểu tham luận.

Tiếp tục triển khai xây dựng các Đề án lớn được Trung ương giao bảo đảm tiến độ, chất lượng; quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung mới của các Luật vừa được Quốc hội thông qua, các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của Bộ Chính trị…

Ngoài ra, các đơn vị, VKS các cấp cần tăng cường công tác phối hợp; tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và hiệu quả công việc. Qua Hội nghị, các đơn vị làm chưa tốt cần tham khảo, hỏi kinh nghiệm, cách làm hay của các đơn vị khác.

Cho rằng chất lượng công tác của Ngành phụ thuộc phần lớn vào người đứng đầu các đơn vị, VKS các cấp, đồng chí Viện trưởng Lê Minh Trí nhấn mạnh, người đứng đầu cần quan tâm đến các lĩnh vực công tác của đơn vị và phải có quyết tâm cao. Ngoài đạo đức, sự gương mẫu, trách nhiệm với công việc thì người đứng đầu phải có phương pháp làm việc, năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành. Trong công tác cán bộ, phải biết tìm người cho công việc chứ không để cán bộ tìm mình, đồng thời phải biết quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển và dám bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí tin tưởng, với những kết quả đạt được trong 6 tháng qua, từ nay đến cuối năm 2024, ngành KSND sẽ phấn đấu, quyết tâm cao để đạt được nhiều thành tích tốt hơn nữa.

Cao Nguyên