Cùng dự buổi làm việc còn có đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện trưởng các VKSND cấp cao 1, 2, 3…  

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND tối cao đã báo cáo kết quả thụ lý, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hành chính, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của VKSND tối cao và các VKSND cấp cao. Theo đánh giá, nhìn chung, tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của các VKSND cấp cao tương đối cao, số kháng nghị ban hành nhiều, điển hình như của VKSND cấp cao 3.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh buổi làm việc 

Cũng tại buổi làm việc, ý kiến của lãnh đạo các đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện trưởng các VKSND cấp cao đã thảo luận, góp ý đồng thời làm rõ về kết quả giải quyết đơn cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác này thời gian qua. Các ý kiến cũng đã đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm như việc rút hồ sơ từ Tòa án; việc đã giải quyết nhưng đương sự không chấp nhận, tiếp tục gửi đơn đến nhiều cơ quan đề nghị xem xét; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đơn còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc quản lý, theo dõi, phối hợp giữa VKSND các cấp và các đơn vị trong công tác tiếp nhận, xử lý đơn và thụ lý giải quyết đơn…

leftcenterrightdel
Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại buổi làm việc 

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao đã phát biểu chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị nêu lên liên quan đến công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thời gian qua.

Để công tác giải quyết đơn trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của VKSND tối cao và các VKSND cấp cao thời gian tới đạt chất lượng, hiệu quả, hạn chế đơn tồn đọng, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí đề nghị cần thực hiện tốt một số giải pháp, như: Cần làm tốt công tác tổ chức cán bộ, trong đó cần rà soát lại chỉ tiêu biên chế, xây dựng cơ cấu công chức hợp lý cho từng đơn vị để có sự điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao cần tiếp tục tham mưu giúp Lãnh đạo VKSND tối cao trong việc hoàn thiện các quy chế nghiệp vụ, quy trình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; tăng cường tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho các VKSND cấp dưới để thực hiện thống nhất trong toàn Ngành; đồng thời, tổng hợp vi phạm của TAND các cấp trong việc chậm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để kiến nghị với TAND tối cao có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Mặt khác, VKSND các cấp cần tăng cường rà soát, phân loại đơn để có kế hoạch ưu tiên giải quyết đối với những đơn có dấu hiệu oan, sai, đơn khiếu nại kéo dài. Ngoài ra, VKSND tối cao cần triển khai nghiên cứu Đề án xây dựng phần mềm quản lý đơn thực hiện thống nhất trong toàn Ngành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi, phối hợp giữa VKSND các cấp trong công tác tiếp nhận, xử lý đơn và thụ lý giải quyết đơn nói chung, đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng...

Văn Tình