Theo đó, Kháng nghị yêu cầu sửa một phần bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử Giám đốc thẩm theo hướng tuyên không thu hồi số tiền 4.500 tỉ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, giữ nguyên bản án sơ thẩm với phần thu hồi 1.633 tỉ của BIDV để khắc phục hậu quả vụ án.

Tại phiên xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên thu hồi 1633 tỉ đồng của BIDV hoàn trả cho CB. Tuy nhiên, xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP HCM đã sửa án sơ thẩm, tuyên BIDV không phải hoàn trả cho Ngân hàng Xây dựng số tiền 1.633 tỉ đồng.

leftcenterrightdel
Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm tại TP. HCM 

Theo VKSND tối cao, việc tuyên BIDV không phải trả 1.633 tỉ đồng là không có căn cứ và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước. Đối với số tiền 4.500 tỉ đồng được xác định là tiền của ông Phạm Công Danh đưa vào dòng tiền của Ngân hàng Xây dựng để nâng vốn điều lệ.

Thế nhưng thực chất vốn điều lệ của Ngân hàng Xây dựng vẫn là 3.000 tỉ đồng, ngân hàng vẫn chưa nâng vốn điều lệ hay hạch toán với số tiền 4.500 tỉ đồng này. Tòa sơ thẩm tuyên thu hồi 4.500 tỉ đồng này để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo theo VKSNDTC là không có căn cứ.

Cũng theo kháng nghị, nguồn gốc số tiền 4.500 tỉ đồng là bất hợp pháp và không phải là tiền của Phạm Công Danh vì số tiền này do Phạm Công Danh đi vay bất hợp pháp, đã bị xử lý trong vụ án này ở giai đoạn 1 được xử sơ thẩm vào năm 2016.

Ông Phạm Công Danh đã sử dụng 4.500 tỉ đồng hòa vào dòng vốn của Ngân hàng Xây dựng nên không có cơ sở hoàn trả cho ông Danh số tiền này một lần nữa.

 

Đức Thắng