Ngày 11/7, Thanh tra VKSND tổ chức chào mừng kỷ niệm 35 thành lập Thanh tra VKSND (13/7/1987 – 13/7/2022).

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Mai Thị Nam, Chánh Thanh tra VKSND tối cao, các đồng chí Phó Chánh Thanh tra: Nguyễn Đình Bắc; Phạm Vũ Thắng; Tô Thị Phượng và toàn thể công chức cơ quan Thanh tra VKSND tối cao.

leftcenterrightdel
 Do tình hình dịch COVID -19, Lễ kỷ niệm 35 xây dựng và phát triển Thanh tra VKSND được tổ chức trang trọng, ấm cúng, ngắn gọn. 

Tại buổi Lễ, đại diện Thanh tra VKSND tối cao đã nêu bật những dấu mốc quan trọng trong 35 xây dựng và phát triển (1987 - 2022).

Trong 35 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ, mặc dù tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy có khác nhau nhưng Thanh tra VKSND tối cao luôn không ngừng phấn đấu vươn lên, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật và đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND.

Ngày 13/7/1987, Viện trưởng VKSND tối cao ký Quyết định số 15/QĐ-TC thành lập Ban Thanh tra Ngành thuộc VKSND tối cao, đánh dấu sự ra đời của Thanh tra VKSND. Ngày đầu thành lập, Ban Thanh tra có 5 cán bộ, do ông Nguyễn Quốc Hồng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban và 2 ủy viên đều là những lãnh đạo cấp Vụ có kinh nghiệm và uy tín trong ngành KSND. Đến năm 1992, Ban Thanh tra được bổ sung 2 cán sự, các hoạt động của Ban Thanh tra do Viện trưởng VKSND tối cao chỉ đạo và Phó Viện trưởng VKSND tối cao trực tiếp phân công điều hành.

Ngày 17/9/1992, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế số 08 quy định về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra VKSND tối cao, đánh dấu một mốc mới trong quá trình hình thành và phát triển của Ban Thanh tra.

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo Thanh tra VKSND tối cao và toàn bộ công chức Thanh tra VKSND tối cao xem video ghi lại những dấu mốc quan trọng 35 xây dựng và phát triển. 

Ngày 31/3/2000, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 19/QĐ/TT kèm theo Quy chế về chức trách, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của Ban Thanh tra ngành KSND. Quy chế số 19 cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác thanh tra trong việc thực hiện các văn bản pháp luật ban hành năm 1998 (Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh Cán bộ, công chức), đặc biệt nêu cao tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) khóa VIII năm 1999 về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay: “Người đứng đầu các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách; không ngừng hoàn thiện các chính sách, pháp luật, trước hết là về quản lý ngân sách, quản lý tài sản doanh nghiệp, quản lý đất đai nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực”.

Ngày 6/4/2005, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ/VKSTC-TTr kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra ngành KSND. Ban Thanh tra duy trì 2 tổ thanh tra do Phó Trưởng Ban Thanh tra phụ trách. Công chức của Ban Thanh tra được tăng cường về số lượng, trẻ hóa về độ tuổi, được đào tạo cơ bản.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, Ban Thanh tra được Viện trưởng VKSND tối cao bổ sung nhiệm vụ mới “Thanh tra nghiệp vụ”.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Mai Thị Nam, Chánh Thanh tra VKSND tối cao phát biểu tại buổi Lễ. 

Ngày 27/1/2010, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 68/QĐ-VKSTC kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra. Theo Quy chế 68, lần đầu tiên tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra được thành lập đơn vị cấp phòng, với cơ cấu gồm 3 phòng: Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh tra xét khiếu tố; Phòng Tổng hợp, quản lý thông tin.

Năm 2012, trước yêu cầu đổi mới và tăng cường công tác thanh tra trong nội bộ Ngành, tên gọi Ban Thanh tra không còn phù hợp với vị trí, chức trách, nhiệm vụ của công tác thanh tra trong Ngành và không phù hợp với tên gọi chung của cơ quan thanh tra thuộc các Bộ, Ngành được quy định trong Luật Thanh tra, theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, ngày 16/8/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao, theo đó, Ban Thanh tra đổi tên là Thanh tra VKSND tối cao, chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thanh tra được đổi thành Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra.

Ngày 1/3/2013, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 13, Viện trưởng VKSND tối cao đã ký Quyết định số 72/QĐ-VKSTC-TTr ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND tối cao, đồng thời, quyết định thành lập thêm 1 đơn vị cấp phòng thuộc Thanh tra. Như vậy, Thanh tra VKSND tối cao gồm 04 phòng: Phòng Tham mưu tổng hợp; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh tra hành chính và Phòng Thanh tra xét khiếu tố.

Ban cán sự đảng VKSND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013 về củng cố, kiện toàn hệ thống Thanh tra ngành KSND. Nghị quyết 06 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao ra đời là một điểm nhấn quan trọng, tạo ra một bước phát triển mới đối với cơ quan Thanh tra VKSND các cấp; trong một thời gian ngắn, Nghị quyết 6 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, hệ thống cơ quan Thanh tra được thành lập tại VKSND cấp cao (nằm trong Phòng Tổ chức, thanh tra và thi đua khen thưởng), 8 VKSND cấp tỉnh thành lập đơn vị Thanh tra, 55 VKSND cấp tỉnh thành lập Tổ thanh tra nằm trong Phòng Tổ chức cán bộ.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND cấp tỉnh, ngày 24/02/2017, Ban cán sự đảng VKSND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/BCSĐ cho chủ trương thành lập Thanh tra thuộc VKSND cấp tỉnh tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, đến hết năm 2017, hệ thống Thanh tra VKSND được thành lập đồng bộ tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao và VKSND cấp tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra và nâng cao hơn nữa hiệu lực của kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, trong năm 2017 và 2018, Viện trưởng VKSND tối cao đã quyết định thành lập Phòng Thanh tra tài chính, đầu tư và Phòng Xử lý sau thanh tra (nay là Phòng thanh tra công tác tài chính, đầu tư và Phòng theo dõi kiểm tra, sau thanh tra thuộc Thanh tra VKSND tối cao), nâng số đơn vị cấp phòng thuộc Thanh tra VKSND tối cao lên thành 6 đơn vị.

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo Thanh tra VKSND tối cao chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ. 

Năm 2019, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND các cấp, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND ban hành kèm theo Quyết định số 192/QĐ-VKSTC, ngày 15/5/2019. Năm 2020, Thanh tra tham mưu Viện trưởng VKSND tối cao ban hành mẫu văn bản nghiệp vụ thực hiện trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Thanh tra VKSND ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-VKSTC ngày 16/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 30-NQ/BCSĐ ngày 7/7/2017, Nghị quyết số 65-NQ/BCSĐ ngày 4/5/2018 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao về kiện toàn sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc cấp phòng thuộc VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu công tác trong tình hình mới, VKSND tối cao đã ban hành Hướng dẫn số 37/HD-VKSTC ngày 28/11/2019 hướng dẫn về việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy cấp phòng thuộc VKSND cấp tỉnh, theo đó,  tại 61 VKSND cấp tỉnh thực hiện sáp nhập Phòng Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Phòng 12) với Thanh tra. Đơn vị mới có tên là “Thanh tra - Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp”, gọi tắt là “Thanh tra - Khiếu tố”, cấp trưởng của đơn vị gọi là “Chánh Thanh tra”. Riêng VKSND thành phố Hà Nội và VKSND Thành phố Hồ Chí Minh do khối lượng công việc nhiều nên không thực hiện sáp nhập Phòng 12 với Thanh tra.

Đến nay, đội ngũ công chức làm công tác Thanh tra - Khiếu tố là 317 người. So với các giai đoạn trước, hiện nay công chức làm công tác Thanh tra - Khiếu tố có số lượng đông đảo nhất, đang được trẻ hoá và được đào tạo bài bản.

Thanh tra ngành KSND đã phấn đấu, xây dựng, từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong các cơ quan của VKSND, được Viện trưởng VKSND tối cao ghi nhận, giao thêm những nhiệm vụ mới. Khi thành lập, Ban Thanh tra chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Ngành; năm 2005, được giao nhiệm vụ “thanh tra nghiệp vụ“, đến nay, nhiệm vụ của Thanh tra VKSND đã được khẳng định đầy đủ tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND ban hành kèm theo Quyết định số 192/QĐ-VKSTC, ngày 15/5/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao

Cũng theo Thanh tra VKSND tối cao, mỗi năm, Thanh tra VKSND các cấp đã tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra dưới nhiều hình thức (theo kế hoạch, hoặc đột xuất với các nội dung thanh tra toàn diện, nghiệp vụ, công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, tài sản công, tham mưu cho lãnh đạo VKSND giải quyết khiếu nại, tố cáo, các thông tin dư luận xã hội phản ánh), đáp ứng công tác quản lý của Viện trưởng VKSND cùng cấp. Công tác thanh tra đã phát hiện kịp thời những thiếu sót, vi phạm và đề xuất với lãnh đạo VKSND những giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ, quản lý tài chính, tài sản công, quản lý công chức, viên chức và người lao động.

Chất lượng công tác thanh tra ngày càng được nâng lên để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý; qua công tác thanh tra, Thanh tra VKSND các cấp còn tham mưu ngày càng hiệu quả hơn với lãnh đạo VKSND trong việc chỉ đạo, thông báo rút kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, chấn chỉnh về lề lối, tác phong, đạo đức công vụ, kỷ luật nội vụ đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành KSND.

Tại buổi Lễ, lãnh đạo, công chức Thanh tra VKSND tối cao đã cùng xem lại video clip ghi lại những dấu mốc quan trọng trong 35 xây dựng và phát triển.

Các đại biểu dự buổi Lễ cũng ôn lại những kỷ niệm, chia sẻ kinh nghiệm suốt quá trình gắn bó với công tác thanh tra ngành KSND.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Phan Thị Kim Hoa thay mặt Ban Biên tập Báo Bảo vệ pháp luật chúc mừng Thanh tra VKSND tối cao kỷ niệm 35 năm thành lập. 

Một số hình ảnh tại buổi Lễ: 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Mai Thị Nam, Chánh Thanh tra VKSND tối cao tặng quà lưu niệm cho các đồng chí Phó Chánh Thanh tra VKSND tối cao. 
leftcenterrightdel
 Đồng chí Mai Thị Nam, Chánh Thanh tra VKSND tối cao tặng quà lưu niệm các đồng chí các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra VKSND tối cao. 
leftcenterrightdel
 Tập thể các phòng nhận quà lưu niệm. 
leftcenterrightdel
 Lãnh đạo Thanh tra VKSND tối cao ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của các tập thể, cá nhân trong thời gian qua.  
leftcenterrightdel
 Tập thể lãnh đạo, công chức Thanh tra VKSND tối cao chụp ảnh lưu niệm. 

Thành tích vẻ vang

Ghi nhận những thành tích đạt được, Thanh tra VKSND tối cao đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ và của Ngành như: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2009), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2015), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2020); Cờ thi đua của Chính phủ năm 2017, 2018; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007, 2013 và nhiều Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu khối của Viện trưởng VKSND tối cao các năm 2010, 2011, 2012, 2014, 2015, 2016, 2019, 2021; nhiều cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được công nhận đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Ngành”, Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn viên chức Việt Nam, được tặng nhiều Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao và các danh hiệu thi đua khác.

 

Vũ Phương