Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Thành Dương, Kiểm sát viên VKSND tối cao; đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, cấp huyện cùng toàn thể cán bộ, công chức thuộc Vụ 9, VKSND tối cao...
|
|
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu VKSND tối cao. |
Tại Hội nghị, đồng chí Vương Văn Bép, Vụ trưởng Vụ 9, VKSND tối cao trình bày nội dung Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
|
|
Đồng chí Vương Văn Bép, Vụ trưởng Vụ 9, VKSND tối cao phát biểu. |
Quy định gồm 5 chương, 38 điều, hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại, lao động theo trình tự phúc thẩm gồm các giai đoạn trước, trong và sau phiên tòa, kể từ khi Kiểm sát viên nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm và hồ sơ vụ án của Tòa án đến khi kết thúc việc kiểm sát bản án, quyết định phúc thẩm.
Tiếp đó, đồng chí Lê Thành Dương, Kiểm sát viên VKSND tối cao trình bày nội dung Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham dự phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-VKSTC ngày 15/10/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
|
|
Đồng chí Lê Thành Dương, Kiểm sát viên VKSND tối cao trình bày nội dung Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham dự phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự. |
Quy định gồm 5 chương, 25 điều hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, gồm các giai đoạn trước, trong và sau phiên tòa, kể từ khi Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa đến khi kết thúc kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trong đó yêu cầu hoạt động của Kiểm sát viên phải tuân thủ pháp luật về tố tụng dân sự và quy định pháp luật khác có liên quan; các quy định, hướng dẫn của VKSND tối cao; đồng thời bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Tại Hội nghị, sau các ý kiến tham luận, lãnh đạo Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9), VKSND tối cao; Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao đã trả lời, giải đáp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các nội dung công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá cao Vụ 9, Vụ 14 và các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị nội dung, tài liệu Hội nghị, nhiều nội dung tham luận có chất lượng được trình bày tại Hội nghị thể hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành KSND đối với công tác giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của VKSND.
|
|
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu kết luận Hội nghị. |
Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng đề nghị các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp trên cơ sở Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát và các quy chế, quy định, hướng dẫn được trình bày tại Hội nghị tập huấn, tiếp tục quán triệt, nghiên cứu tại đơn vị, Viện kiểm sát địa phương nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Chủ động có tập huấn, hướng dẫn trong cơ quan, đơn vị mình.
Đặc biệt, Viện kiểm sát cần quan tâm bố trí cán bộ, công chức làm công tác giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, có động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ làm tốt. Đồng thời Viện trưởng VKSND các cấp cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, ưu tiên quy hoạch đối với cán bộ làm công tác này.
Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng cũng đề nghị, sau Hội nghị, Vụ 9 tiếp tục phối hợp với Vụ 14 giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương gửi đến; đồng thời tiếp tục quan tâm, hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp, chủ động phát hiện vi phạm, kiên quyết thực hiện quyền yêu cầu, quyền kháng nghị, kiến nghị trong lĩnh vực công tác này.
Ngoài ra, các đơn vị cần quan tâm đến mối quan hệ phối hợp công tác giữa Viện kiểm sát và Toà án trong lĩnh vực dân sự để công tác này thời gian tới được tốt hơn. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng trong Ngành phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát địa phương đào tạo về nội dung này cho học viên, sinh viên, nhằm gắn lý luận với thực tiễn công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.